Báo chí quốc tế đánh giá cao hạ tầng phục vụ Hội nghị Mỹ Triều

Các phóng viên hài lòng về chất lượng mạng không dây wifi cũng như tốc độ đường truyền tại Trung tâm báo chí quốc tế; việc nhận, tải dữ liệu, gửi tin bài về tòa soạn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Trung tâm Báo chí quốc tế (IMC) phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 được đặt tại Cung Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt-Xô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trung tâm báo chí quốc tế (IMC) phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội mở cửa từ ngày 26/2 đến ngày 1/3 nhằm đáp ứng nhu cầu tác nghiệp của khoảng 3.000 phóng viên quốc tế, trong nước.

Họ đều hài lòng về chất lượng mạng không dây wifi cũng như tốc độ đường truyền tại Trung tâm báo chí quốc tế; việc nhận, tải dữ liệu, gửi tin bài về tòa soạn đều diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Hài lòng với hỗ trợ của Việt Nam

Ông Cheonghun Kim từ Hiệp hội báo chí Hàn Quốc (KPF) cho biết Hiệp hội đã mở Trung tâm báo chí Hàn Quốc tại Trung tâm báo chí quốc tế để hỗ trợ các nhà báo từ Hàn Quốc và các nhà báo quốc tế tác nghiệp trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên, với gần 600 nhà báo tham gia tác nghiệp.

[Việt Nam hoàn thành những yếu tố cần và đủ cho thượng đỉnh Mỹ-Triều]

Tại đây, các nhà báo Hàn Quốc có thể sử dụng wifi, phòng ghi hình liên lạc trực tiếp với tòa báo ở Hàn Quốc.

Các đài truyền hình Hàn Quốc như KBS, MBC đã thuê riêng đường truyền của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) để nhanh chóng truyền tin, bài, hình ảnh về Hàn Quốc.

“Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với các điều kiện mà Việt Nam hỗ trợ từ cơ sở hạ tầng, đến các khâu hậu cần, phục vụ ăn uống. Các nhân viên hỗ trợ của Việt Nam đều rất tích cực giúp đỡ chúng tôi. Dù rất bận rộn, không có thời gian đi thăm thành phố Hà Nội nhưng tôi tin tưởng sẽ có cơ hội trở lại và khám phá thành phố tuyệt vời này,” ông Cheonghun Kim chia sẻ.

Phóng viên Yun Hyun Sook, bộ phận tin tức số của Tập đoàn truyền thông đa phương tiện YTN, Hàn Quốc, cho biết tốc độ đường truyền đáp ứng tốt việc chuyển tin tức từ Việt Nam về Hàn Quốc. Chất lượng mạng 4G ổn định. Phóng viên này bày tỏ hy vọng lần sau trở lại Việt Nam sẽ được sử dụng mạng 5G.

Nhiều phóng viên nhận định, Trung tâm báo chí quốc tế thực sự rất rộng lớn, mọi công tác chuẩn bị đều tuyệt vời, ấn tượng. (Ảnh Dương Giang/TTXVN)

Phóng viên Marcelo Espindola của Kênh truyền hình Redetv (Brazil) cho biết anh rất hài lòng với wifi, chất lượng đường truyền tại Trung tâm báo chí quốc tế. Anh mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về hạ tầng trong các sự kiện quốc tế tiếp theo được tổ chức tại Việt Nam. Phóng viên này cũng cho biết sẽ trở lại Việt Nam vào mùa hè năm nay để truyền tải thêm thông tin về Việt Nam, đặc biệt là các danh lam thắng cảnh.

Đáp ứng tối đa nhu cầu thông suốt thông tin

Về cung cấp thông tin tại Trung tâm báo chí quốc tế, các đơn vị liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cung cấp nhiều thông tin về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, danh lam, thắng cảnh của Việt Nam, đáp ứng tối đa các yêu cầu thông tin, tác nghiệp của các nhà báo quốc tế. Các nhu cầu phỏng vấn, phương tiện đi lại, ăn uống… đều được hỗ trợ và đáp ứng chu đáo.

Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã trưng bày và gửi tặng nhiều đầu sách về Hà Nội để phóng viên quốc tế có đầy đủ thông tin bổ sung cho tin, bài.

So với Hội nghị Thượng đỉnh APEC năm 2018, số lượng phóng viên tham gia đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai nhiều hơn gấp đôi, nhưng thời gian để triển khai hạ tầng thông tin liên lạc chỉ bằng 1/8. Do đó, các nhà mạng: Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã nỗ lực tối đa để đảm bảo hạ tầng cho Trung tâm báo chí quốc tế trong những ngày diễn ra Hội nghị.

Trung tâm Báo chí Quốc tế (IMC) được mở 24/24 giờ nhằm phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra trong những ngày sắp tới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tranh thủ thời gian này, nhiều phóng viên trong nước lẫn quốc tế đã làm việc đến nửa đêm để đưa những thông tin mới nhất đến độc giả. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong đêm 26/2, đến tận 22h, đoàn xe chở Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa về khách sạn, nhiều đơn vị báo chí, thông tấn nước ngoài đã cập nhật liên tục thông tin. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự kiến hai ngày 27-28/2, hội nghị giữa hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Triều Tiên sẽ chính thức diễn ra. Đây không chỉ là 'cuộc đua' về thông tin giữa các hãng thông tấn, báo chí mà còn là thời điểm để các tòa soạn khẳng định thương hiệu của mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đến khoảng 22h30, khi nhiều phóng viên đã ra về, khu vực nhà B - Trung tâm Báo chí Quốc tế vẫn tấp nập phóng viên nán lại đưa tin. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ban tổ chức hội nghị đã tạo điều kiện rất tốt cho các phóng viên khi cung cấp đầy đủ đồ ăn thức uống, đường truyền mạng tốc độ cao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thông tấn xã Việt Nam - Hãng thông tấn chủ nhà Việt Nam cũng đang trong 'cuộc chạy đua' để đưa thông tin, hình ảnh nhanh chóng và chính xác nhất đến độc giả toàn thế giới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều phóng viên tranh thủ chợp mắt để tiếp tục làm việc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong 5 ngày Trung tâm Báo chí Quốc tế mở cửa, các phóng viên sẽ phải hoạt động hết công suất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều phóng viên đã lựa chọn sân ngoài Trung tâm thành không gian tác nghiệp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một hãng thông tấn nước ngoài đang tác nghiệp ngoài sân trong thời điểm đoàn xe Tổng thống Donald Trump đang di chuyển về khách sạn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những trường quay di động không phải hình ảnh hiếm gặp trong suốt thời gian diễn ra hội nghị. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Viettel đã đảm bảo dự phòng cáp và thiết bị gấp 3 lần so với yêu cầu của Ban tổ chức là dự phòng 1+1, đảm bảo hơn 2.000 mạng Lan, hàng chục smallcell và wifi, chưa kể xe cơ động. Đồng thời, Viettel bố trí gần 100 nhân sự về viễn thông, công nghệ thông tin chất lượng cao túc trực 24/24h tại địa điểm tổ chức để kịp thời hỗ trợ và vận hành trong thời gian diễn ra sự kiện.

VNPT cũng huy động mọi nguồn lực lắp đặt các thiết bị cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại cố định, wifi cho Trung tâm báo chí quốc tế, các điểm diễn ra Hội nghị chính thức; sẵn sàng các phương án dự phòng và các thiết bị thay thế.

Đặc biệt, VNPT tăng cường các trạm phát sóng di động 3G/4G nhằm đảm bảo thông tin liên lạc tại các khu vực xung quanh Trung tâm báo chí, dọc các tuyến đường đoàn đi qua, tăng cường wifi công cộng, di động 3G/4G tại khu vực trung tâm…

Là đơn vị duy nhất được lựa chọn cung cấp dịch vụ truyền hình truyền thống và truyền hình vệ tinh phục vụ các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước tại Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần 2, VNPT đã đáp ứng tốt yêu cầu của các đài truyền hình tác nghiệp tại Hội nghị. Trong đó 3 đài là CNN, Fox News và NHK sử dụng truyền hình vệ tinh của VNPT với tốc độ nhanh, độ an toàn bảo mật cao, đáp ứng tốt yêu cầu và tiêu chuẩn của đài truyền hình hàng đầu thế giới.

Đối với dịch vụ truyền hình vệ tinh, VNPT đã dành 2 trạm phát hình vệ tinh tại Trung tâm báo chí quốc tế và 3 trạm khác đặt tại các khách sạn JW Marriott, Daewoo và Nikko để cung cấp cùng lúc 14 đường truyền và 20 kênh truyền hình HD.

Ngoài ra, VNPT còn chuẩn bị các vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 với tổng hiệu suất 48% phục vụ tốt nhất mọi yêu cầu.

Đối với kênh mặt đất, VNPT là đối tác cung cấp độc quyền cho Đài truyền hình Việt Nam VTV, 11 hãng truyền hình Hàn Quốc, Tổ chức phát thanh Truyền hình châu Âu (EBU - European Broadcasting Union), Tân hoa xã (Trung Quốc); cung cấp hơn 20 đường truyền tốc độ cao, nâng tổng số kênh phát hình (vệ tinh và mặt đất) lên hơn 40 kênh tại hội nghị.

Để hệ thống kết nối hạ tầng thông suốt, VNPT đã triển khai hệ thống đảm bảo dự phòng tối thiểu 1+1 (100%) cho tất cả các thiết bị, đồng thời dự phòng theo vùng địa lý tại các miền trong nước và quốc tế. Băng thông Internet trực tiếp do VNPT triển khai phục vụ hội nghị là 90Gbps, gấp 3 lần yêu cầu của Ban tổ chức.

Hàng nghìn phóng viên báo chí trong nước và quốc tế tập trung trên các tuyến phố để đưa tin về cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Phóng viên NBC News tường thuật trực tiếp trên phố Ngô Quyền. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Người dân quay, tường thuật trực tiếp bằng điện thoại trên phố Ngô Quyền. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Phóng viên trong nước và quốc tế cùng người dân tập trung trên phố Ngô Quyền chờ đón cuộc gặp. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Người dân quay, tường thuật trực tiếp bằng điện thoại trên phố Ngô Quyền. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Phóng viên quốc tế tác nghiệp trên phố Ngô Quyền. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Phóng viên quốc tế đưa tin về cuộc gặp. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Phóng viên quốc tế đưa tin về cuộc gặp. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Phóng viên quốc tế đưa tin về cuộc gặp. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Phóng viên quốc tế đưa tin về cuộc gặp. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Phóng viên trong nước và quốc tế cùng người dân tập trung trên phố Ngô Quyền chờ đón cuộc gặp. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Việc đảm bảo an toàn thông tin trong mọi tình huống như phòng chống tấn công mạng, bảo vệ thiết bị truy cập của phóng viên, bảo vệ chống DDoS cho đường Internet… cũng được các nhà mạng xây dựng cụ thể để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Bà Lê Thị Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao, Giám đốc Trung tâm Báo chí quốc tế cho biết Trung tâm Báo chí quốc tế phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai hoạt động 24/24h trong những ngày qua đã đảm bảo cùng lúc khoảng 3.000 phóng viên tác nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng mạng được vận hành hiệu quả, có sự phối hợp của nhiều đơn vị...

Các nhà mạng và nhiều đơn vị an ninh mạng đã phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, đảm bảo cơ sở hạ tầng, công nghệ viễn thông phục vụ Hội nghị hoạt động thông suốt.../.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục