Sáng 9/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoànthành toàn bộ chương trình đề ra, sau 10 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ các ủy viên Trungương và đại biểu tham dự Hội nghị đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luậndân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến trí tuệ, xác đáng vào các Báo cáo, Đềán.
Bộ Chính trị đã tiếp thu đối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khácnhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua Nghị quyết Hội nghị.
Tiếp tục ưu tiên cao cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xem xét các vấn đề một cách khách quan,khoa học, Hội nghị đã thống nhất nhận định về thực trạng kinh tế-xã hội đất nướcthời gian qua và xác định quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, định hướng mục tiêu,nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2014 và hai năm 2014-2015.
Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực tolớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong 3 năm qua, đã kịp thời điều chỉnhvà tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, biện pháp đưa kinh tế đấtnước vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực, đúnghướng trên các lĩnh vực.
Nổi bật nhất là đã kiềm chế được lạm phát và cơ bản ổn định kinh tế vĩ mô.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức 18,13% năm 2011 giảm xuống khoảng 7% năm 2013.Hoạt động của hệ thống các tổ chức tài chính-tín dụng an toàn, ổn định hơn, mặtbằng lãi suất giảm dần.
Dự trữ ngoại hối tăng, tỉ giá ổn định. Xuất khẩu tăng khá; cán cân thương mạiđược cải thiện; tỷ lệ nhập siêu giảm từ gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu năm2010 xuống còn 0,4% năm 2013. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc giatrong giới hạn an toàn.
Kinh tế từng bước được phục hồi; tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức bình quân5,6%/năm trong 3 năm 2011-2013; riêng năm 2013 dự kiến đạt 5,4% (cao hơn năm2012.
Trong điều kiện kinh tế và cân đối ngân sách rất khó khăn, Đảng và Nhà nướcđã cố gắng chăm lo phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốcphòng, an ninh; tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm….
Tuy nhiên, kinh tế-xã hội hiện vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thứclớn. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình trong nước, quốc tế, dự báo xu hướngphát triển và những khả năng có thể xảy ra, Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ rõvẫn phải kiên trì mục tiêu tổng quát do Đại hội XI của Đảng đã đề ra; song hainăm còn lại của nhiệm kỳ khóa XI ( 2014-2015) phải nỗ lực hơn nữa để thực hiệnmục tiêu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; phục hồi nhịp độtăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh trên cơ sở đẩy mạnhthực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lạinền kinh tế.
[Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng]
Bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Bảo vệ tàinguyên, môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cáchhành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải thiện môi trườngkinh doanh. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốctế.
Riêng năm 2014, cần tập trung ưu tiên cao cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,kiểm soát lạm phát đi đôi với tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo độnglực, niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
Thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo
Phát triển những kết quả đã đạt được tại Hội nghị Trung ương 6, Hội nghị lầnnày đã thảo luận và nhất trí ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
So với Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết của Hội nghị lần này đã kếthừa, bổ sung, phát triển nhiều nội dung đổi mới về nhận thức, tư duy, quanđiểm, tư tưởng chỉ đạo và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện.
Về nhận thức, Trung ương cho rằng, đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là đổimới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mụctiêu, nội dung, phương pháp giáo dục-đào tạo cùng các cơ chế, chính sách, điềukiện bảo đảm việc thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhànước đến đổi mới các cơ sở giáo dục- đào tạo và sự tham gia của gia đình, cộngđồng xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học, ở cảTrung ương và địa phương.
Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả từ đầu mà phảikế thừa, phát triển những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, phát huy nhữngthành tựu và kinh nghiệm tốt đã có, đồng thời bổ sung những quan điểm, tư tưởngmới, kiên quyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật, pháttriển những nhân tố mới.
Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với từng loại đối tượng và cấphọc, có tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồng bộ, khả thi, đồng thời có trọngtâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
Về mục tiêu của đổi mới lần này, Trung ương chỉ rõ, phải tạo cho được chuyểnbiến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo; khắc phục cơ bản cácyếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội. Giáo dục con người Việt Nam pháttriển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình,yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơbản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lýtốt; có cơ cấu và phương pháp giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập;bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Hệ thống giáo dục và đào tạo đượcchuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; giữ vữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là sựnghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu; đầu tư chogiáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình,kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian thảo luận một số vấn đề còncó ý kiến khác nhau và góp ý cụ thể vào từng chương, điều và toàn văn Dự thảosửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Một lần nữa, Trung ương hoan nghênh và cảm ơn đồng bào, chiến sỹ cả nước vàkiều bào ta ở nước ngoài, trong thời gian qua tiếp tục có nhiều ý kiến đóng góphoàn chỉnh Dự thảo; đồng thời hoan nghênh, đánh giá cao các đại biểu Quốc hội đãphát huy vai trò và trách nhiệm của mình, đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, xác đángvào nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, biểu dương Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiếnpháp năm 1992 và các cơ quan chức năng đã khẩn trương, nghiêm túc tổng hợp, phântích, tiếp thu, giải trình một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau để hoàn thiệnDự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trung ương cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này cơ bản đã được hoàn chỉnhcả về nội dung lẫn kỹ thuật văn bản, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nộidung Dự thảo đã phản ánh được ý chí và nguyện vọng của đông đảo các tầng lớpnhân dân và toàn dân tộc; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộcủa Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; quy địnhrõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,khoa học-công nghệ; quyền con người và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổchức bộ máy nhà nước…
Ngay sau Hội nghị này, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vàcác cơ quan chức năng cần khẩn trương tiếp thu ý kiến của Trung ương hoàn chỉnhtoàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họpthứ 6 sắp tới.
Việc hoàn thiện Dự thảo và trình Quốc hội xem xét, ban hành Hiến pháp sửa đổicần tiếp tục được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, dưới sự lãnh đạo củacác cấp ủy và tổ chức Đảng; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảođúng định hướng, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng chống phá,xuyên tạc.
Đồng thời cần sớm có chương trình, kế hoạch triển khai thực thi Hiến phápmới, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách; kiện toàn hệthống tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các tổ chức chính trị- xã hội. Tiến hành đổi mới hệ thống chính trị từng bướcvững chắc, đồng bộ với đổi mới kinh tế như nhiều nhiệm kỳ Đại hội của Đảng đã đềra.
Vận dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước và giữ nước của ông cha
Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổquốc, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cho rằng 10 năm qua, trong bối cảnh tìnhhình quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất phức tạp, đất nước gặp nhiều khókhăn gay gắt, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá đất nước,với sự nỗ lực phấn đấu cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã giữvững được ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước; bảovệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốcgia, dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tiềm lực kinh tế, uy tín, vị thế quốc tế của đất nước được nâng cao. Nền quốcphòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh đượctăng cường; sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc được nâng lên một bước. Tuy nhiên,sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định phải tiếp tục thực hiện những mục tiêu,quan điểm, phương hướng, phương châm chỉ đạo mà Nghị quyết Trung ương 8 khóa IXđã đề ra, đồng thời bổ sung và phát triển cho phù hợp với tình hình mới. Nắmvững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học của ông cha ta: “Dựng nước đi đôi với giữnước”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguycơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nghĩa là, làm sao cho kinh tế phải vững,quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hộiổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất.
Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, phải luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối,trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đảng,Nhà nước trong sạch, vững mạnh, không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoànkết toàn dân tộc; nâng cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hành động chốngphá, xâm lược của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tìnhhuống; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;gắn phát triển kinh tế-xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đốingoại; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Tiếp tục nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng làthen chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Xây dựng sứcmạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đốingoại để bảo vệ Tổ quốc.
Thành lập 5 Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận kỹ và thống nhất quyết định thành lập 5Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng gồm Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinhtế-Xã hội; Tiểu ban Điều lệ Đảng; Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Tổ chức phục vụĐại hội.
Các Tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vàohoạt động, bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, Tiểu ban Văn kiện và Tiểuban Kinh tế- Xã hội cần tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, tham mưucủa Đảng và Nhà nước, chắt lọc, kế thừa kết quả tổng kết 30 năm đổi mới để đềxuất với Đại hội XII của Đảng những chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mớimạnh mẽ, sâu sắc hơn, tạo xung lực mới cho phát triển đất nước nhanh và bềnvững.
Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiếnvào dự thảo Quy chế bầu cử trong Đảng. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chínhtrị chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của Trung ương, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung,hoàn thiện dự thảo Quy chế để trình Hội nghị Trung ương 9 khóa XI thông qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh các quyết sách Trung ương đề ra lần nàyđều rất hệ trọng, có tầm ảnh hưởng to lớn đối với việc thực hiện nhiệm vụ pháttriển kinh tế- xã hội, chấn hưng giáo dục, đào tạo, xây dựng Đảng, xây dựng Nhànước, bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự trường tồn của đất nước, chế độ.
Tổng Bí thư đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, mỗi cán bộ lãnhđạo, quản lý hãy nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu thựchiện và tổ chức lãnh đạo thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lầnnày cùng với Nghị quyết Đại hội XI và các Nghị quyết khác của Trung ương.
Xem toàn văn bài phát biểu bế mạc hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đây./.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ các ủy viên Trungương và đại biểu tham dự Hội nghị đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luậndân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến trí tuệ, xác đáng vào các Báo cáo, Đềán.
Bộ Chính trị đã tiếp thu đối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khácnhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua Nghị quyết Hội nghị.
Tiếp tục ưu tiên cao cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xem xét các vấn đề một cách khách quan,khoa học, Hội nghị đã thống nhất nhận định về thực trạng kinh tế-xã hội đất nướcthời gian qua và xác định quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, định hướng mục tiêu,nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2014 và hai năm 2014-2015.
Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực tolớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong 3 năm qua, đã kịp thời điều chỉnhvà tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, biện pháp đưa kinh tế đấtnước vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực, đúnghướng trên các lĩnh vực.
Nổi bật nhất là đã kiềm chế được lạm phát và cơ bản ổn định kinh tế vĩ mô.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức 18,13% năm 2011 giảm xuống khoảng 7% năm 2013.Hoạt động của hệ thống các tổ chức tài chính-tín dụng an toàn, ổn định hơn, mặtbằng lãi suất giảm dần.
Dự trữ ngoại hối tăng, tỉ giá ổn định. Xuất khẩu tăng khá; cán cân thương mạiđược cải thiện; tỷ lệ nhập siêu giảm từ gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu năm2010 xuống còn 0,4% năm 2013. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc giatrong giới hạn an toàn.
Kinh tế từng bước được phục hồi; tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức bình quân5,6%/năm trong 3 năm 2011-2013; riêng năm 2013 dự kiến đạt 5,4% (cao hơn năm2012.
Trong điều kiện kinh tế và cân đối ngân sách rất khó khăn, Đảng và Nhà nướcđã cố gắng chăm lo phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốcphòng, an ninh; tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm….
Tuy nhiên, kinh tế-xã hội hiện vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thứclớn. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình trong nước, quốc tế, dự báo xu hướngphát triển và những khả năng có thể xảy ra, Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ rõvẫn phải kiên trì mục tiêu tổng quát do Đại hội XI của Đảng đã đề ra; song hainăm còn lại của nhiệm kỳ khóa XI ( 2014-2015) phải nỗ lực hơn nữa để thực hiệnmục tiêu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; phục hồi nhịp độtăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh trên cơ sở đẩy mạnhthực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lạinền kinh tế.
[Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng]
Bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Bảo vệ tàinguyên, môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cáchhành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải thiện môi trườngkinh doanh. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốctế.
Riêng năm 2014, cần tập trung ưu tiên cao cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,kiểm soát lạm phát đi đôi với tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo độnglực, niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
Thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo
Phát triển những kết quả đã đạt được tại Hội nghị Trung ương 6, Hội nghị lầnnày đã thảo luận và nhất trí ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
So với Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết của Hội nghị lần này đã kếthừa, bổ sung, phát triển nhiều nội dung đổi mới về nhận thức, tư duy, quanđiểm, tư tưởng chỉ đạo và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện.
Về nhận thức, Trung ương cho rằng, đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là đổimới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mụctiêu, nội dung, phương pháp giáo dục-đào tạo cùng các cơ chế, chính sách, điềukiện bảo đảm việc thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhànước đến đổi mới các cơ sở giáo dục- đào tạo và sự tham gia của gia đình, cộngđồng xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học, ở cảTrung ương và địa phương.
Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả từ đầu mà phảikế thừa, phát triển những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, phát huy nhữngthành tựu và kinh nghiệm tốt đã có, đồng thời bổ sung những quan điểm, tư tưởngmới, kiên quyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật, pháttriển những nhân tố mới.
Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với từng loại đối tượng và cấphọc, có tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồng bộ, khả thi, đồng thời có trọngtâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
Về mục tiêu của đổi mới lần này, Trung ương chỉ rõ, phải tạo cho được chuyểnbiến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo; khắc phục cơ bản cácyếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội. Giáo dục con người Việt Nam pháttriển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình,yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơbản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lýtốt; có cơ cấu và phương pháp giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập;bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Hệ thống giáo dục và đào tạo đượcchuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; giữ vữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là sựnghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu; đầu tư chogiáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình,kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian thảo luận một số vấn đề còncó ý kiến khác nhau và góp ý cụ thể vào từng chương, điều và toàn văn Dự thảosửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Một lần nữa, Trung ương hoan nghênh và cảm ơn đồng bào, chiến sỹ cả nước vàkiều bào ta ở nước ngoài, trong thời gian qua tiếp tục có nhiều ý kiến đóng góphoàn chỉnh Dự thảo; đồng thời hoan nghênh, đánh giá cao các đại biểu Quốc hội đãphát huy vai trò và trách nhiệm của mình, đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, xác đángvào nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, biểu dương Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiếnpháp năm 1992 và các cơ quan chức năng đã khẩn trương, nghiêm túc tổng hợp, phântích, tiếp thu, giải trình một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau để hoàn thiệnDự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trung ương cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này cơ bản đã được hoàn chỉnhcả về nội dung lẫn kỹ thuật văn bản, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nộidung Dự thảo đã phản ánh được ý chí và nguyện vọng của đông đảo các tầng lớpnhân dân và toàn dân tộc; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộcủa Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; quy địnhrõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,khoa học-công nghệ; quyền con người và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổchức bộ máy nhà nước…
Ngay sau Hội nghị này, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vàcác cơ quan chức năng cần khẩn trương tiếp thu ý kiến của Trung ương hoàn chỉnhtoàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họpthứ 6 sắp tới.
Việc hoàn thiện Dự thảo và trình Quốc hội xem xét, ban hành Hiến pháp sửa đổicần tiếp tục được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, dưới sự lãnh đạo củacác cấp ủy và tổ chức Đảng; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảođúng định hướng, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng chống phá,xuyên tạc.
Đồng thời cần sớm có chương trình, kế hoạch triển khai thực thi Hiến phápmới, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách; kiện toàn hệthống tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các tổ chức chính trị- xã hội. Tiến hành đổi mới hệ thống chính trị từng bướcvững chắc, đồng bộ với đổi mới kinh tế như nhiều nhiệm kỳ Đại hội của Đảng đã đềra.
Vận dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước và giữ nước của ông cha
Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổquốc, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cho rằng 10 năm qua, trong bối cảnh tìnhhình quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất phức tạp, đất nước gặp nhiều khókhăn gay gắt, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá đất nước,với sự nỗ lực phấn đấu cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã giữvững được ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước; bảovệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốcgia, dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tiềm lực kinh tế, uy tín, vị thế quốc tế của đất nước được nâng cao. Nền quốcphòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh đượctăng cường; sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc được nâng lên một bước. Tuy nhiên,sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định phải tiếp tục thực hiện những mục tiêu,quan điểm, phương hướng, phương châm chỉ đạo mà Nghị quyết Trung ương 8 khóa IXđã đề ra, đồng thời bổ sung và phát triển cho phù hợp với tình hình mới. Nắmvững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học của ông cha ta: “Dựng nước đi đôi với giữnước”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguycơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nghĩa là, làm sao cho kinh tế phải vững,quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hộiổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất.
Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, phải luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối,trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đảng,Nhà nước trong sạch, vững mạnh, không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoànkết toàn dân tộc; nâng cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hành động chốngphá, xâm lược của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tìnhhuống; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;gắn phát triển kinh tế-xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đốingoại; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Tiếp tục nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng làthen chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Xây dựng sứcmạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đốingoại để bảo vệ Tổ quốc.
Thành lập 5 Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận kỹ và thống nhất quyết định thành lập 5Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng gồm Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinhtế-Xã hội; Tiểu ban Điều lệ Đảng; Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Tổ chức phục vụĐại hội.
Các Tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vàohoạt động, bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, Tiểu ban Văn kiện và Tiểuban Kinh tế- Xã hội cần tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, tham mưucủa Đảng và Nhà nước, chắt lọc, kế thừa kết quả tổng kết 30 năm đổi mới để đềxuất với Đại hội XII của Đảng những chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mớimạnh mẽ, sâu sắc hơn, tạo xung lực mới cho phát triển đất nước nhanh và bềnvững.
Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiếnvào dự thảo Quy chế bầu cử trong Đảng. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chínhtrị chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của Trung ương, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung,hoàn thiện dự thảo Quy chế để trình Hội nghị Trung ương 9 khóa XI thông qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh các quyết sách Trung ương đề ra lần nàyđều rất hệ trọng, có tầm ảnh hưởng to lớn đối với việc thực hiện nhiệm vụ pháttriển kinh tế- xã hội, chấn hưng giáo dục, đào tạo, xây dựng Đảng, xây dựng Nhànước, bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự trường tồn của đất nước, chế độ.
Tổng Bí thư đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, mỗi cán bộ lãnhđạo, quản lý hãy nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu thựchiện và tổ chức lãnh đạo thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lầnnày cùng với Nghị quyết Đại hội XI và các Nghị quyết khác của Trung ương.
Xem toàn văn bài phát biểu bế mạc hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đây./.
Nguyễn Sự-Hương Thủy (TTXVN)