Sau hai lần Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, sửa đổi và bổ sung Thông tư 13 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chiều 27/9, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành Thông tư số 19 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13 ban hành ngày 20/5/2010 khi chỉ còn 3 ngày nữa là Thông tư này có hiệu lực (1/10).
Nguồn vốn huy động sẽ được chỉnh sửa theo hướng mở rộng hơn: thay vì loại tiền gửi không kỳ hạn ra khỏi nguồn vốn huy động, tới đây các tổ chức tín dụng sẽ dùng 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) bổ sung để cho vay. Bên cạnh đó, vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá; tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, cũng được tính vào nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước… thường chiếm tỷ lệ 15-20% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy với việc bổ sung 25% nguồn vốn này và các nguồn vốn trên, trong lúc vẫn giữ nguyên tỷ lệ cấp tín dụng 80-85%, nguồn cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng chắc chắn sẽ tăng mạnh so với các quy định khi Thông tư 13 chưa được sửa đổi, bổ sung.
Theo các ngân hàng, điểm đáng chú ý nhất của Thông tư sửa đổi sẽ có liên quan trực tiếp đến giảm lãi suất huy động là quy định “các khoản vay của các tổ chức tín dụng có kỳ hạn 3 tháng trở lên được tính là nguồn vốn huy động có thể cho vay.” Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá cũng được tính vào nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.
Một số ngân hàng nhận định, hướng điều chỉnh trên trước mắt sẽ giảm áp lực phải tăng huy động của các ngân hàng. Nguồn vốn huy động cũng được tăng lên do được bổ sung một phần tiền gửi không kỳ hạn cũng như tiền gửi kho bạc. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng loại phần bảo lãnh trái phiếu khỏi dư nợ.
Ngoài các sửa đổi quan trọng về nguồn vốn huy động, Ngân hàng Nhà nước cũng sửa đổi “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” trong các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong Thông tư 13 thành “tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động.” Theo đó, các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều phải đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác. Việc cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động không được vượt quá tỷ lệ 80% đối với ngân hàng và 85% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết, hiện nay do bị hạn chế sử dụng vốn liên ngân hàng để cho vay nên các ngân hàng phải đi đường vòng: Ngân hàng thừa vốn muốn cho ngân hàng khác vay phải nhờ cá nhân hoặc công ty con đứng tên đem tiền đến gửi tại các ngân hàng khác với lãi suất cao ngang ngửa lãi suất huy động dân cư. Trong khi đó lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hiện nay chỉ xoay quanh 9%, tức thấp hơn 2-3 điểm %/năm so với lãi suất huy động từ dân cư nhưng ngân hàng thiếu vốn lại không tiếp cận được.
Do vậy, khi quy định sử dụng vốn liên ngân hàng được tháo gỡ, các ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn rẻ, mở đường cho việc giảm lãi suất huy động, cho vay.
Tuy nhiên Thông tư 19 không đề cập đến các nội dung về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hay hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản… Điều này đồng nghĩa với những quy định liên quan trong Thông tư 13 vẫn giữ nguyên, dù có những ý kiến cho rằng cần xem xét lại trong thời gian qua.
Với các sửa đổi này, Thông tư 19 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10 tới cùng thời điểm với Thông tư 13./.
Nguồn vốn huy động sẽ được chỉnh sửa theo hướng mở rộng hơn: thay vì loại tiền gửi không kỳ hạn ra khỏi nguồn vốn huy động, tới đây các tổ chức tín dụng sẽ dùng 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) bổ sung để cho vay. Bên cạnh đó, vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá; tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, cũng được tính vào nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước… thường chiếm tỷ lệ 15-20% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy với việc bổ sung 25% nguồn vốn này và các nguồn vốn trên, trong lúc vẫn giữ nguyên tỷ lệ cấp tín dụng 80-85%, nguồn cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng chắc chắn sẽ tăng mạnh so với các quy định khi Thông tư 13 chưa được sửa đổi, bổ sung.
Theo các ngân hàng, điểm đáng chú ý nhất của Thông tư sửa đổi sẽ có liên quan trực tiếp đến giảm lãi suất huy động là quy định “các khoản vay của các tổ chức tín dụng có kỳ hạn 3 tháng trở lên được tính là nguồn vốn huy động có thể cho vay.” Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá cũng được tính vào nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.
Một số ngân hàng nhận định, hướng điều chỉnh trên trước mắt sẽ giảm áp lực phải tăng huy động của các ngân hàng. Nguồn vốn huy động cũng được tăng lên do được bổ sung một phần tiền gửi không kỳ hạn cũng như tiền gửi kho bạc. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng loại phần bảo lãnh trái phiếu khỏi dư nợ.
Ngoài các sửa đổi quan trọng về nguồn vốn huy động, Ngân hàng Nhà nước cũng sửa đổi “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” trong các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong Thông tư 13 thành “tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động.” Theo đó, các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều phải đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác. Việc cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động không được vượt quá tỷ lệ 80% đối với ngân hàng và 85% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết, hiện nay do bị hạn chế sử dụng vốn liên ngân hàng để cho vay nên các ngân hàng phải đi đường vòng: Ngân hàng thừa vốn muốn cho ngân hàng khác vay phải nhờ cá nhân hoặc công ty con đứng tên đem tiền đến gửi tại các ngân hàng khác với lãi suất cao ngang ngửa lãi suất huy động dân cư. Trong khi đó lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hiện nay chỉ xoay quanh 9%, tức thấp hơn 2-3 điểm %/năm so với lãi suất huy động từ dân cư nhưng ngân hàng thiếu vốn lại không tiếp cận được.
Do vậy, khi quy định sử dụng vốn liên ngân hàng được tháo gỡ, các ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn rẻ, mở đường cho việc giảm lãi suất huy động, cho vay.
Tuy nhiên Thông tư 19 không đề cập đến các nội dung về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hay hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản… Điều này đồng nghĩa với những quy định liên quan trong Thông tư 13 vẫn giữ nguyên, dù có những ý kiến cho rằng cần xem xét lại trong thời gian qua.
Với các sửa đổi này, Thông tư 19 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10 tới cùng thời điểm với Thông tư 13./.
Minh Thúy (Vietnam+)