Chuyện ngày 21/6: Làm thế nào để nâng cao đạo đức nhà báo?

Đạo đức người làm báo là một trong những vấn đề quan trọng, bởi đây là nghề có nhiều sức ảnh hưởng cũng như tính đặc thù. Giữ cho tâm sáng, chí bền là mục tiêu hàng đầu của mỗi phóng viên, nhà báo.

Ngày 21/6/2023 đánh dấu 98 năm ngày thành lập nền Báo chí cách mạng Việt Nam. Có thể nói, Báo chí cách mạng Việt Nam đã sản sinh ra đội ngũ người làm nghề đồng hành cùng nhân dân, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh,” khi người làm báo lợi dụng ảnh hưởng của mình để trục lợi, cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp, tham gia các "chiến dịch truyền thông bẩn"... gây ảnh hưởng xấu, đánh mất niềm tin của xã hội, độc giả.

[Bắt 2 đối tượng lợi dụng danh nghĩa nhà báo để cưỡng đoạt tài sản]

Bên cạnh những vấn đề kể trên, đạo đức người làm báo còn bị “xói mòn” bởi các hiện tượng chạy theo views (lượt xem), đánh giá bằng các hình thức phản cảm, ngôn ngừ không phù hợp. Nhiều video, ảnh có nội dung chưa đúng chuẩn mực báo chí cũng như khai thác thông tin thiếu nhạy cảm, chưa được xác thực, đặt tít gây sốc... lợi dụng tâm lý người đọc. 

Trước thực trạng này, Hội Nhà báo Việt nam đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để quán triệt 10 quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo đã được ban hành từ năm 2016 để nâng cao trách nhiệm, tư cách đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ phóng viên báo chí. Mặt khác, Bộ Thông tin và Truyền thông đang bắt tay vào việc sửa đổi và bổ sung Luật Báo chí để theo kịp tốc độ phát triển của xã hội. Vấn đề là làm thế nào để những quy định này được áp dụng một cách chặt chẽ, cả trên góc độ chủ động thực hiện lẫn các chế tài quản lý, xử phạt để có thể phát huy hiệu quả cao nhất./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục