Đại học Macau (UM) là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH MACAU – Media OutReach Newswire – Ngày 12 tháng 12 năm 2024 – Đại học Macau (The University of Macau – UM) đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc khẳng định mình là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kể từ […]

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH MACAU – Media OutReach Newswire – Ngày 12 tháng 12 năm 2024 – Đại học Macau (The University of Macau – UM) đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc khẳng định mình là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kể từ khi chuyển đến cơ sở Hengqin vào năm 2014, Đại học Macau đã nâng cao năng lực nghiên cứu sáng tạo của mình bằng cách mở rộng các cơ sở nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu những nội dung mang tính chiến lược, phát triển các nền tảng nghiên cứu quốc gia và khu vực, thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành, lĩnh vực và học viện cũng như tuyển dụng các nhà khoa học, học giả xuất sắc.

Đạt được tầm cao mới trong bảng xếp hạng nghiên cứu toàn cầu

Đại học Macau hiện được xếp hạng trong top 1% trong 15 lĩnh vực về cơ sở dữ liệu Essential Science Indicators (ESI), tăng từ chỉ 5 chuyên ngành vào năm 2018. Đầu ra nghiên cứu cũng tăng vọt, với số lượng bài báo trên tạp chí do các học giả của Đại học Macau công bố tăng từ 725 vào năm 2014 lên gần 2.600 vào năm 2023 và số lần trích dẫn tăng từ 5.800 lên hơn 90.000 trong cùng kỳ.

Đáng chú ý là, Đại học Macau được xếp hạng 23 trên thế giới về ‘trích dẫn trên mỗi giảng viên’, theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới Quacquarelli Symonds (QS) năm 2025. Hơn nữa, số lượng bằng sáng chế tích lũy mà Đại học Macau được cấp đã tăng đáng kể từ 32 vào năm 2014 lên 250 vào năm 2023. Những thành tựu này là minh chứng cho sự tận tâm của Đại học Macau đối với sự xuất sắc trong nghiên cứu và ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng của trường.

Tận dụng Bố cục Nghiên cứu chiến lược ‘3+3+3+3’

Sự phát triển nghiên cứu của Đại học Macau được quy cho bố cục nghiên cứu chiến lược ‘3+3+3+3’ sáng tạo của trường. Chiến lược này bao gồm:

– 3 phòng thí nghiệm trọng điểm của Nhà nước: Phòng thí nghiệm trọng điểm của Nhà nước về nghiên cứu chất lượng y học Trung Quốc, Phòng thí nghiệm trọng điểm của Nhà nước về Vi mạch tích hợp (Very Large Scale Integration – VLSI), tín hiệu tương tự và hỗn hợp, Phòng thí nghiệm trọng điểm của Nhà nước về Internet vạn vật (IoT) cho thành phố thông minh

– 3 lĩnh vực nghiên cứu mới nổi: y học chính xác, vật liệu tiên tiến, hải dương học khu vực

– 3 lĩnh vực nghiên cứu liên ngành: trí tuệ nhân tạo (AI) và robot, khoa học dữ liệu, khoa học nhận thức và não bộ

– 3 nền tảng nghiên cứu cho khoa học xã hội và nhân văn: Viện Nghiên cứu nâng cao về khoa học xã hội và nhân văn, Trung tâm nghiên cứu Macau, Viện Kinh tế và Quản lý châu Á – Thái Bình Dương

Với không gian nghiên cứu rộng lớn và cơ sở vật chất hiện đại, cơ sở Hengqin của Đại học Macau mang đến môi trường lý tưởng cho hoạt động nghiên cứu tiên tiến trên nhiều lĩnh vực.

Tiên phong trong nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau

Với nghiên cứu tiên phong của mình, Đại học Macau đã có những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Trong nghiên cứu chip, Đại học Macau tập trung vào phát triển các hệ thống điện tử tiên tiến, bao gồm bộ chuyển đổi analog sang kỹ thuật số và mạch tích hợp RF công suất cực thấp. Trường đại học này cũng sử dụng Internet vạn vật để nâng cao công nghệ thành phố thông minh. Trong y học Trung Quốc, Đại học Macau đã thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho hơn 20 loại thảo dược Trung Quốc, hiện được tham chiếu trong các ấn phẩm có thẩm quyền tại Trung Quốc và Mỹ.

Ngoài ra, nghiên cứu khoa học y tế và chăm sóc sức khỏe của Đại học Macau đã dẫn đến những đột phá trong việc điều trị ung thư vú và bệnh Alzheimer, cũng như khám phá ra các đặc tính điều hòa miễn dịch của y học Trung Quốc. Những thành tựu này nhấn mạnh cam kết của Đại học Macau trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu thông qua nghiên cứu tiên tiến.

Thúc đẩy sự đổi mới thông qua sự hợp tác giữa ngành công nghiệp và học viện

Đại học Macau cũng tích cực chuyển đổi nghiên cứu thành kết quả hữu hình thông qua sự hợp tác giữa ngành và học viện. Với hệ thống ‘5 trong 1’, trường đại học đã tăng cường thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong các khía cạnh đổi mới, dịch vụ, quản lý, bồi dưỡng và thực hành.

Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ Đại học Macau Chu Hải, cơ sở hợp tác giữa ngành công nghiệp và học viện đầu tiên của Đại học Macau tại Khu vực Vịnh lớn (gồm 9 thành phố lớn của tỉnh Quảng Đông-Hồng Kông và Macau), là một bên chủ chốt trong nỗ lực này. Đến tháng 4 năm 2024, viện đã thực hiện 160 dự án nghiên cứu được các sở, ban, ngành quốc gia và khu vực phê duyệt và tiến hành 127 dự án do doanh nghiệp ủy quyền. Các dự án này đã dẫn đến những đổi mới như chip rô-bốt, tế bào gốc và y học tái tạo và bê tông bọt nano.

Nhìn về phía trước, Đại học Macau sẽ tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu liên ngành và sáng tạo, đưa các kết quả nghiên cứu thành ứng dụng thực tế và cung cấp những hiểu biết sâu sắc mang lại lợi ích cho cả cộng đồng học thuật và xã hội nói chung.

Hashtag: #UniversityofMacau #UM

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Thông tin về Đại học Macau (the University of Macau)

Được thành lập vào năm 1981, Đại học Macau là một trường đại học công lập nghiên cứu toàn diện quốc tế tại Macau, với khuôn viên đa văn hóa và hệ thống giáo dục toàn diện được hỗ trợ bởi các khoa và trường cao đẳng nội trú trong một cơ sở giáo dục tầm cỡ quốc tế. Có tới 80% giảng viên của trường đến từ bên ngoài Macau. Với tiếng Anh là phương tiện giảng dạy chính, Đại học Macau cam kết đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp sáng tạo và có trách nhiệm xã hội, với tư duy toàn cầu và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Trang web: https://www.um.edu.mo/

Tin cùng chuyên mục