Ngày 18/10, tại thành phố Nha Trang đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn giữa tỉnh Khánh Hòa và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2013-1018.
Tại lễ ký kết, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đề xuất trong năm 2014, tỉnh Khánh Hòa và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cần triển khai sớm một số đề tài cấp tỉnh; trong đó tổ chức điều tra, thám sát khảo cổ học các đảo nổi và khảo cổ học dưới nước một số đảo chìm tại huyện đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, hai bên phối hợp trưng bày các tư liệu, hiện vật về văn hóa biển, đảo của Khánh Hòa qua các thời kỳ lịch sử, nhằm góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước.
Các tư liệu, hiện vật được trưng bày là kết quả từ đề tài nghiên cứu cấp tỉnh có tiêu đề “Sưu tầm, nghiên cứu những giá trị đặc trưng về văn hóa biển, đảo ở Khánh Hòa” vừa được hoàn thành trong năm nay. Đây cũng là những hiện vật đã được Viện Khảo cổ học, Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa khai quật qua các di chỉ khảo cổ học ven biển, đảo của tỉnh.
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và tỉnh Khánh Hòa nhất trí đánh giá: Khánh Hòa là một trong những địa phương của cả nước có tiềm năng rất lớn về tài nguyên biển, đảo. Do đó, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam sẽ giúp Khánh Hòa trong việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá và xây dựng một số đề án cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh theo hướng bền vững, phù hợp với đặc thù, thế mạnh về biển, đảo của địa phương; phối hợp triển khai một số đề án điều tra, đánh giá, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phương để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong giai đoạn 2013-2018./.
Tại lễ ký kết, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đề xuất trong năm 2014, tỉnh Khánh Hòa và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cần triển khai sớm một số đề tài cấp tỉnh; trong đó tổ chức điều tra, thám sát khảo cổ học các đảo nổi và khảo cổ học dưới nước một số đảo chìm tại huyện đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, hai bên phối hợp trưng bày các tư liệu, hiện vật về văn hóa biển, đảo của Khánh Hòa qua các thời kỳ lịch sử, nhằm góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước.
Các tư liệu, hiện vật được trưng bày là kết quả từ đề tài nghiên cứu cấp tỉnh có tiêu đề “Sưu tầm, nghiên cứu những giá trị đặc trưng về văn hóa biển, đảo ở Khánh Hòa” vừa được hoàn thành trong năm nay. Đây cũng là những hiện vật đã được Viện Khảo cổ học, Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa khai quật qua các di chỉ khảo cổ học ven biển, đảo của tỉnh.
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và tỉnh Khánh Hòa nhất trí đánh giá: Khánh Hòa là một trong những địa phương của cả nước có tiềm năng rất lớn về tài nguyên biển, đảo. Do đó, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam sẽ giúp Khánh Hòa trong việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá và xây dựng một số đề án cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh theo hướng bền vững, phù hợp với đặc thù, thế mạnh về biển, đảo của địa phương; phối hợp triển khai một số đề án điều tra, đánh giá, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phương để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong giai đoạn 2013-2018./.
Mai Anh