Đề phòng nguy cơ đột quỵ sau khi điều trị khỏi COVID-19

Các nhà khoa học cho hay COVID-19 là một yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp tính và đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Theo hãng tin Sputnik, một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Lancet cho biết trong 2 tuần đầu tiên sau khi điều trị khỏi COVID-19, nguy cơ đau tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng lên đáng kể.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: "COVID-19 là một yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp tính và đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Điều này chỉ ra rằng nhồi máu cơ tim cấp tính và đột quỵ do thiếu máu cục bộ là một phần biểu hiện lâm sàng của COVID-19, nhấn mạnh sự cần thiết phải tiêm vaccine ngừa COVID-19."

[Giới chuyên gia Australia lo ngại biến thể Delta có thể gây “ác mộng”]

Hơn 86.000 người đã tham gia cuộc điều tra diễn ra từ ngày 1/2-14/9/2020. Độ tuổi trung bình của những người tham gia là 48 tuổi. Các nhà khoa học đã so sánh tỷ lệ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở bệnh nhân COVID-19 với tỷ lệ rối loạn tim mạch ở những người thuộc nhóm đối chứng (348.000 người).

Kết quả cho thấy virus SARS-CoV-2 làm tăng gấp gần 3 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tính và đột quỵ trong 2 tuần đầu tiên sau khi bệnh nhân bình phục. Mối liên quan này vẫn tồn tại bất chấp sự khác biệt về các căn bệnh nền của mỗi bệnh nhân, cũng như tuổi tác, giới tính và các yếu tố kinh tế-xã hội của họ.

Bài báo cũng lưu ý rằng những hậu quả lâu dài do căn bệnh này để lại đặt ra một vấn đề khó khăn cho bệnh nhân trong tương lai./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục