Theo tạp chí Foreign Policy, hiện có rất nhiều cuộc tranh luận về ý nghĩa của vai trò lãnh đạo dân chủ của nước Mỹ trên trường thế giới.
Sự lãnh đạo dân chủ không chỉ đòi hỏi quy tắc pháp quyền và sự tuân thủ hiến pháp, mà còn đòi hỏi hành vi ứng xử hợp lý từ tất cả các bên quan trọng.
Nói một cách đơn giản, lãnh đạo dân chủ cần phải được thể hiện bằng cách ban hành các chính sách phổ biến khi cần thiết. Dân chủ được "đo lường" bằng cách chính quyền phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ với một cuộc khủng hoảng, đặc biệt khi cuộc khủng hoảng đó xảy ra với những nước kém an ninh nhất và ít ảnh hưởng nhất...
Xét theo chỉ số quan trọng này, Chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thể hiện vai trò lãnh đạo dân chủ. Gói kích thích trị giá 1.900 tỷ USD nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội đang diễn ra của Mỹ, được thông qua với sự hòa giải bất chấp sự phản đối của các nghị sỹ Cộng hòa, là một ví dụ thực sự về lãnh đạo dân chủ trong hành động, một điều mà châu Âu nên làm theo.
Hơn nữa, trong lĩnh vực kinh tế, các chính sách quốc gia của Mỹ đang rất tràn lan. Hơn nhiều so với cuộc suy thoái năm 2009, sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ mà chính quyền Biden ông dường như quyết tâm thực hiện sẽ thúc đẩy nhu cầu toàn cầu. Do vậy, Mỹ sẽ không chỉ làm gương, mà còn sẽ hỗ trợ vật chất cho sự phục hồi của phần còn lại của thế giới vào năm 2021.
Gói kích thích 1.900 tỷ USD, được thông qua tại Quốc hội, được định hình bằng những thỏa hiệp trong chính hàng ngũ đảng cầm quyền Dân chủ. Điều này đã làm thất vọng những người theo cánh tả. Một gói kích thích với quy định mức lương tối thiểu 15 USD sẽ tốt hơn. Lương đủ sống là một vấn đề cơ bản của nền dân chủ.
[Tổng thống đắc cử Joe Biden cam kết gói hỗ trợ kinh tế 1.900 tỷ USD]
Điều này sẽ đưa Mỹ trở thành nước dẫn đầu thế giới về ít nhất một khía cạnh trong các tiêu chuẩn cơ bản của thị trường lao động. Hiệu ứng của "tấm gương" là thực tế. Ở Đức, mức lương tối thiểu chỉ hơn 10 USD.
Trong những tuần gần đây, các nhà báo kinh doanh ở Berlin đã lo lắng hỏi điều gì có thể xảy ra nếu các tiêu chuẩn tương tự được áp dụng ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
Điều đáng mừng là mặc dù việc thúc đẩy lương tối thiểu không nằm trong diện kích cầu, nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị xóa bỏ. Quyết định giới hạn toàn bộ các tấm séc hưởng gói kích thích đối với những người kiếm được ít hơn 75.000 USD/năm là một sự thất vọng.
Đó là thỏa thuận chính trị tồi để đạt được lợi ích tài chính tối thiểu. Một sự thật không nghi ngờ là quy mô và mức độ khẩn cấp của gói kích thích này được thúc đẩy bởi sự thiếu hụt rõ ràng của hệ thống bảo hiểm thất nghiệp của Mỹ. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng trong thời gian thích hợp, chính quyền Tổng thống Biden bắt đầu xây dựng một hệ thống đầy đủ hơn.
Sẽ là tốt hơn nữa nếu gói kích thích lớn hơn và bao gồm chi tiêu dài hạn cho đầu tư cũng như cứu trợ ngay lập tức. Đội ngũ chính quyền ông Biden hứa hẹn rằng chương trình đầu tư sẽ được triển khai trong giai đoạn tiếp theo. Nó cũng sẽ buộc phải thông qua, nếu cần thiết phải qua sự thỏa hiệp.
Nhưng đối với tất cả những cảnh báo này, điều cần phải nhấn mạnh là mức độ quan trọng của dự luật 1.900 tỷ USD vừa được Thượng viện thông qua. Điều này diễn ra tương đối sớm sau thời gian nghỉ lễ tháng 12 năm ngoái. Gói kích thích đã được thông qua bất chấp sự phản đối của đảng Cộng hòa. Và kể cả đối với những nhượng bộ với những người trung dung trong đảng Dân chủ thì đó cũng là một tỷ lệ lịch sử.
Hiện có rất nhiều ý kiến khác nhau về tốc độ tăng trưởng của xu hướng kinh tế Mỹ hiện nay sẽ thấp hơn bao nhiêu. Nhưng rõ ràng là gói kích thích của chính quyền ông Biden lớn hơn bất kỳ ước tính đáng tin cậy nào về chênh lệch sản lượng.
Điều này có nghĩa là gói kích thích được thiết kế để cố tình tạo ra một nền kinh tế áp lực cao. Gói kích thích cũng liên quan đến một yếu tố rủi ro lạm phát. Thị trường trái phiếu đang thể hiện một "cơn giận dữ nhỏ" về triển vọng đó.
Cho đến nay, Chính quyền Mỹ và hệ thống dự trữ liên bang nên được chúc mừng vì đã giữ vững tinh thần của họ. Họ rõ ràng đồng ý là rủi ro khi làm quá ít sẽ lớn hơn rủi ro khi làm quá nhiều. Đó là vấn đề của sự phán xét kỹ trị.
Nhưng như những lời phản đối từ nhà kinh tế học Lawrence Summers đã làm rõ, nó còn hơn thế nữa. Làm thế nào bạn đạt được sự cân bằng đó là một vấn đề của chính trị. Những gì chúng ta đang chứng kiến trong năm 2021 là cán cân đang chuyển dịch sang hướng tả.
Trong hơn một thế hệ, ngược trở lại năm 1993 với chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton, sự thiên vị về phán xét kỹ trị diễn ra theo cách khác. Trong cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, sai lầm là ưu tiên khía cạnh thận trọng, kìm kẹp so với việc thực hiện kích thích và tăng lãi suất.
Điều đó đã khiến hàng triệu người thất nghiệp khi họ có thể tìm được việc làm. Vị thế thương lượng của những người đang làm việc khi họ có thể yêu cầu trả lương và các điều kiện tốt hơn cũng bị giảm sút và việc huy động lao động có tổ chức trở nên khó khăn hơn. Động lực để ưu tiên đầu tư vào tăng năng suất lao động cũng ít đi.
Tiêu tiền ngay từ bây giờ để đạt được sự phục hồi nhanh chóng nhất có thể là điều cấp thiết trong lúc này. Điều đó tốt cho nền kinh tế về lâu dài. Đó cũng là điều kiện tiên quyết cần thiết cho một chính sách hướng tới công bằng xã hội.
Nhiệm vụ toàn dụng lao động được ghi trong Đạo luật Humphrey-Hawkins năm 1978 là một di sản của phong trào dân quyền. Chính quyền Tổng thống Biden được cho là người đầu tiên thực hiện sứ mệnh đó một cách nghiêm túc.
Các gói kích thích kép được chính quyền ông Biden lên kế hoạch vào năm 2021 là một nỗ lực mạnh mẽ và được xây dựng tốt để phá vỡ chu kỳ tuyệt vọng của các chiến thắng trong các cuộc bầu cử Tổng thống của đảng Dân chủ và thất bại trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Việc lặp lại các năm 1994 và 2010 sẽ là một thảm họa. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đã làm rung chuyển nền dân chủ của Mỹ vào năm 2020, rủi ro không thể cao hơn./.