Hà Giang là điểm quan sát nhật thực rõ nhất

Tỉnh cực bắc Hà Giang là địa điểm quan sát rõ nhất một phần nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Theo nhận định của Thạc sĩ Trần Tiến Bình, Ban lịch Việt Nam, Viện Khoahọc và Công nghệ Việt Nam, ngày 22/7, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có thể quan sátđược một phần nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ.

Địa điểm quan sát rõ nhất là tỉnh cực bắc Hà Giang với độ lớn cực đại gần0,80. Càng về phía Nam, độ lớn của nhật thực giảm dần.

Nhật thực toàn phần ngày 22/7 bắt đầu từ Ấn Độ, qua Nepal, Trung Quốc, đếntrung tâm của Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có thể quan sát được nhậtthực một phần vì không nằm trong dải đen trung tâm mà nhật thực đi qua.

Nhật thực sẽ xảy ra vào lúc 7h6' và kết thúc vào 9h251 50'' (giờ Hà Nội).Thời gian quan sát cực đại là 8h11', độ cao cực đại là 36 độ, độ lớn cực đại là0,73.

Ở Huế, độ lớn cực đại là 0,57, độ cao mặt trời là 37 độ. Thời gian bắt đầulúc 7h10' sáng, cực đại lúc 8h13' sáng, kết thúc lúc 9h25'.

Còn ở Thành phố HồChí Minh, nhật thực bắt đầu lúc 7h17', cực đại lúc 8h12'. Độ lớn mặt trời 0,39và độ cao mặt trời lúc cực đại là 35 độ.

Tính từ năm 2007, ở Việt Nam có thể quan sát hiện tượng nhật thực được 38lần, hầu hết đều là nhật thực một phần. Chỉ có 3 lần nhìn thấy nhật thực toànphần, là ngày 11/4/2070 với địa điểm quan sát được là Kon Tum, Quảng Ngãi, ngày27/1/2074 ở Nghệ An, Thanh Hóa, và ngày 27/7/2074 ở Đồng Xoài, Đà Lạt, NhaTrang.

Nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời, che khuấthoàn toàn hay một phần mặt trời khi quan sát từ trái đất. Nhật thực toàn phần làkhi mặt trời bị mặt trăng che lấp hoàn toàn. Đĩa mặt trời phát sáng bị che khuấtbởi vành tối của mặt trăng và có thể quan sát thấy vầng hào quang nhạt bên ngoàilà ánh sáng đến từ vành đai nhật hoa của mặt trời.

Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, nhật thực toàn phầnchỉ có thể được quan sát thấy từ một dải hẹp trên bề mặt trái Đất. Tại một điểmcố định, nhật thực toàn phần chỉ kéo dài vài phút (tối đa 7').

Theo các chuyên gia thiên văn học, do bức xạ mặt trời mạnh nên nếu dùngmắt thường không có thiết bị bảo vệ nhìn vào mặt trời trong thời điểm này có thểsẽ bị thương tật, hoặc hỏng mắt vĩnh viễn.

Do vậy, cần phải có các phương pháp quan sát an toàn để bảo vệ mắt trướcnhưng tia độc hại từ mặt trời. Để có thể an toàn khi quan sát nhật thực, cần cócác kính quan sát chuyên dụng. Cũng có thể quan sát bằng các phương pháp khácnhau như nhìn qua tấm phim chụp Xquang; dùng một tấm bìa khoét một lỗ tròn hướngtấm bìa về phía mặt trời sao cho ánh sáng đi xuyên qua lỗ tròn.

Đặt một tờ giấy trắng phía dưới sao cho hình ảnh mặt trời hiện thành mộtvòng tròn trên tờ giấy trắng. Một phương pháp khác cũng có thể sử dụng là đặtmột chiếc gương nhỏ dưới chậu nước, sau khi hòa mực và nhìn hình mặt trời dịumát đi qua chậu nước này.

Từ 7h sáng 22/7, Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư Thành phố Hồ Chí Minh sẽtổ chức quan sát nhật thực tại Nhà thiếu nhi Thành phố tại quận 3, còn diễn đànCâu lạc bộ Thiên văn Bách khoa tổ chức theo dõi tại bãi biển Phạm Văn Đồng (ĐàNẵng). Bất kỳ ai có nhu cầu sẽ được hướng dẫn cách quan sát nhật thực an toàn./.
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục