Hải trình đến với Trường Sa sâu lắng trong tim mỗi Kiều bào
Trong những năm vừa qua, bà con kiều bào khắp nơi trên thế giới luôn là những sứ giả của Trường Sa. Họ đã chủ động đưa thông tin, hình ảnh của Trường Sa ra với thế giới thông qua nhiều kênh khác nhau.
Thùy Giang - Hồng Sơn
Trên hải trình của Đoàn công tác số 4/2023 đến với Trường Sa trên Tàu 571, có 47 Kiều bào ở 22 quốc gia, đại diện cho hơn 5,3 triệu Kiều bào xa Tổ quốc tham gia để hiểu rõ hơn về biển đảo quê hương. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Chuyến đi nhằm lan tỏa cho kiều bào thông tin chính xác về tình hình biển đảo Việt Nam cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề này. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)
Bà Hoàng Thị Lai (68 tuổi), kiều bào Thái Lan dù là thành viên lớn tuổi nhất trong đoàn công tác nhưng luôn khiến mọi người bất ngờ bởi sự nhiệt huyết. Trong ảnh, bà Lai đang trò chuyện với một chiến sỹ trên đảo Sinh Tồn Đông. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Một Kiều bào tại Ba Lan trân trọng đóng con dấu của đảo Đá Tây B lên lá cờ Tổ quốc để làm kỷ niệm. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Với mỗi Kiều bào, khi đến với đảo Trường Sa, họ cảm nhận rõ hơn sự can trường của quân và dân ta trong sự nghiệp bảo vệ biển đảo quê hương. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Buổi giao lưu văn nghệ với Kiều bào trên Tàu 571 trên hải trình đến với đảo Trường Sa. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Những chương trình thăm biển đảo quê hương như hải trình Trường Sa sẽ là sợi dây gắn kết giữa đồng bào trong nước với đồng bào xa Tổ quốc. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản với thông điệp hướng về biển đảo thân yêu. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Đoàn Kiều bào Séc chụp ảnh lưu niệm trên đảo. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Nguyễn Thu Quỳnh - Kiều bào tại Malaysia ghi lại cảm xúc của mình trong cuốn sổ lưu niệm trên đảo Len Đao. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Đoàn Kiều bào hân hoan chụp ảnh lưu niệm tại đảo Trường Sa lớn. (Ảnh: Tuấn Anh/Vietnam+)
Với nhiều Kiều bào, việc đặt chân lên Trường Sa, ngắm biển trời Tổ quốc, những chuyến thăm cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa như một giấc mơ có thật. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)
Họ hòa cùng nhịp sóng Trường Sa, hát vang bài ca đoàn kết, khát khao tận hiến cho quê hương, để triệu trái tim Việt cùng hòa chung nhịp đập với biển đảo thân yêu. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Những món quà ân tình Kiều bào gửi tặng đến các chiến sỹ trên đảo Sinh Tồn Đông. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Các chuyến thăm Trường Sa là dịp kiều bào từ nhiều nơi trên thế giới gặp gỡ, giao lưu, gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Qua chuyến đi, bà con kiều bào ngày càng thêm niềm tin yêu với biển đảo quê hương. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)
Kiều bào các nước giao lưu văn nghệ với các chiến sỹ trên đảo Đá Tây B. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Các chiến sỹ trên đảo Trường Sa biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Việc tổ chức các đoàn công tác thăm Trường Sa và nhà giàn DK1 đã góp phần tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Những hải trình Trường Sa có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng niềm tin vững chắc vào chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, khơi dậy trong Kiều bào niềm tự hào dân tộc. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Nhiều hoạt động giao lưu với Kiều bào diễn ra sôi nổi trên hải trình Trường Sa. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Các bạn trẻ Kiều bào giao lưu với những em nhỏ trên đảo Trường Sa lớn. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Các chuyến hải trình đến với Trường Sa góp phần để Kiều bào tuyên truyền mạnh mẽ đến các thế hệ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế về chủ quyền biển đảo Việt Nam. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Kiều bào và các thành viên của đoàn công tác số 4/2023 gấp hạc giấy trên Tàu 571 cho buổi Lễ tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh trên khu vực biển Gạc Ma-Cô Lin. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hình ảnh về biển đảo, về quân và dân ở Trường Sa sẽ là những câu chuyện cảm động ý nghĩa mà Kiều bào sẽ kể lại với con cháu khi trở về nước. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)
Kiều bào ở khắp nơi trên thế giới có cơ hội để đi nhiều hơn, tìm hiểu sâu hơn về đất nước mình, đặc biệt là về biển đảo quê hương.(Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Qua chuyến đi, bà con kiều bào ngày càng thêm niềm tin yêu với biển đảo quê hương. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)
Ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa có nhiều hộ dân sinh sống, những đứa trẻ được sinh ra, lớn lên tại đây luôn thích thú mỗi khi có các đoàn công tác tới thăm.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ việc khánh thành Đài Phát sóng Nam Trung Bộ có ý nghĩa quan trọng, đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước phủ sóng trên vùng biển đảo Đông Nam Tổ quốc.
Trường Sa luôn hiện diện sâu lắng trong trái tim và tâm thức mỗi nhà báo. Người làm báo luôn vinh dự khi được làm nhịp cầu nối hay là những “cánh chim” nối liền thông tin giữa đảo xa với đất liền.
Với mỗi một chuyến tàu trên hải trình đến với Trường Sa do Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức không thể thiếu đội ngũ nhà báo/phóng viên tham gia cùng, đưa thông tin Trường Sa gần hơn với đất liền.