Hình ảnh quý về những đóng góp của lực lượng Công an nhân dân
Lực lượng Công an nhân dân có nhiều đóng góp to lớn: bảo vệ vững chắc an ninh, trật tự; nhanh chóng, kịp thời chi viện lực lượng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần vào chiến trường miền Nam...
Chiến sỹ An ninh vũ trang tháo bom của địch lấy thuốc nổ chế tạo vũ khí đánh địch. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Từ năm 1961 đến năm 1965, lực lượng an ninh miền Nam đã phát động quần chúng đứng lên đấu tranh, phá hàng ngàn ấp chiến lược và khu trù mật, đưa hàng chục vạn dân về nơi ở cũ. (Ảnh: TTXGP)
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy nỗ lực cứu kho xăng Đức Giang bị cháy do bom Mỹ đánh phá, ngày 29/6/1966. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Công an Hoàn Kiếm (Hà Nội) trưng bày những tang vật của người dân bị mất đã được thu hồi (1966). (Ảnh: Vũ Tín/ TTXVN)
Sau khi Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (8/1964), Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (3/1965) đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách của cách mạng miền Bắc, tăng cường lực lượng quốc phòng, nêu cao ý chí Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, gây cho địch những thiệt hại nặng nề. Trong ảnh: Phi công Mỹ bị công an bắt sống trong chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc lần thứ nhất. (Nguồn: TTXVN)
Lực lượng Công an và dân quân xã Na Ư (Điện Biên) truy tìm dấu vết một toán gián điệp, biệt kích, cuối năm 1968. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Công an Lai Châu phục bắt toán gián điệp biệt kích nhảy dù xuống xã Mường Mươn, huyện Điện Biên (năm 1968). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tổ chuyên án chống gián điệp biệt kích Công an Sơn La họp bàn phương án đón bắt gián điệp, biệt kích. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đồng bào kịp thời báo cho lực lượng trực chiến về dấu vết của gián điệp, biệt kích xâm nhập vào địa bàn miền núi phía Bắc trong kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Gián điệp, biệt kích của Mỹ tung ra miền Bắc bị bắt sống khi đang lẩn trốn trong rừng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Các trinh sát của Đội chống gián điệp, biệt kích Bộ Công an giám sát nhân viên điện đài của toán gián điệp, biệt kích liên lạc về Trung tâm chỉ huy ở Sài Gòn. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nữ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tại ngã tư Tràng Tiền, Hà Nội (6/1968). (Ảnh: TTXVN)
Cảnh sát dùng loa hướng dẫn thuyền bè, ca nô đi đúng luồng đường tránh tai nạn (6/1968). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ công an vũ trang đồn 235 nhận lệnh lên đường chiến đấu bắt gọn những toán gián điệp biệt kích của Mỹ (1968). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Chiến sỹ công an vũ trang đồn 235 khám bệnh cho trẻ em đồng bào dân tộc (6/1968). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Cán bộ, chiến sỹ công an Lai Châu (Tây Bắc) họp bàn đề ra phương án tác chiến, quyết tâm đảm bảo tốt trật tự an ninh (7/1968). (Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN)
Chiến sỹ công an tỉnh Lai Châu phối hợp cùng với lực lượng dân quân, công an địa phương bảo vệ an ninh vùng biên giới. (1968). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu hướng dẫn dân quân địa phương sử dụng vũ khí mới (1968). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu phổ biến tình hình thời sự với nhân dân địa phương (1968). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu trao đổi với nhân dân địa phương, phát động phong trào bảo vệ trị an (1968). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu tổ chức khám sức khỏe và phổ biến cách phòng chữa bệnh cho nhân dân địa phương (1968). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu thường xuyên giúp đỡ các em học sinh địa phương học tập (1968). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ công an tỉnh Lai Châu (Tây Bắc) thường xuyên giúp đỡ các em học sinh ở địa phương học tập (1968). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ đồn công an Cầu Hiền Lương (Vĩnh Linh) dũng cảm, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ cột cờ (11/1968). (Ảnh: Văn Sắc/ TTXVN)
Chiến sỹ công an nhân dân vũ trang hướng dẫn nhân dân học tập tài liệu bảo vệ trật tự an ninh và nâng cao tinh thần cảnh giác (12/1968). (Ảnh: TTXVN)
Lớp lớp cán bộ Công an Hà Nội hăng hái lên đường chi viện cho An ninh miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Cán bộ, chiến sỹ Công an miền Bắc nô nức lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chiến sỹ công an biên phòng tập cho thiếu nhi trên đảo bài hát mới trong giờ nghỉ (8/1969). (Ảnh: Minh Trường/TTXVN)
Tổ chiến đấu đồn X công an nhân dân vũ trang Quảng Bình chiến đấu truy lùng giặc (8/1969). (Ảnh: Trí Thành/TTXVN)
Chiến sỹ đồn 97 công an an nhân dân vũ trang Hà Tĩnh hướng dẫn nhân dân luyện tập quân sự (12/1969). (Ảnh: Phan Huy/ TTXVN)
Lực lượng trinh sát vũ trang Ban An ninh tỉnh Mỹ Tho gài mìn chống địch lấn chiếm, bảo vệ căn cứ Tỉnh uỷ, năm 1970. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chiến sỹ đơn vị 54 công an nhân dân vũ trang Vĩnh Linh tuần tra bảo vệ khu vực giới tuyến (1970). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ Đồn công an vũ trang 111 tạm biệt nhân dân địa phương, lên đường truy bắt gián điệp, biệt kích(1970). (Ảnh: TTXVN)
Ban Chỉ huy Đồn công an vũ trang 111 nghiên cứu tình hình, hoạt động của một toán biệt kích để đề ra kế hoạch truy lùng, vây bắt (1970). (Ảnh: TTXVN)
Niềm vui của các chiến sỹ công an vũ trang trên đường đi công tác là được gặp gỡ, nói chuyện với người dân (1970). (Ảnh: TTXVN)
Các chiến sỹ An ninh Sài Gòn-Gia Định đào địa đạo, sẵn sàng chiến đấu tại Củ Chi, năm 1971. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Các đồng chí an ninh thuộc Lưới điệp báo H10-A22 trong kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Lực lượng công an bắt sống phi công Mỹ bên xác máy bay trong trận Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không, cuối tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN)
Công an nhân dân thành phố Nam Định tuần tra ban đêm (12/1972). (Ảnh: Trần Phác/TTXVN)
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ ngày 26/10/1972, thanh niên Thủ đô biểu dương lực lượng sẵn sàng nhận nhiệm vụ, quyết chiến, quyết thắng hoàn toàn giặc Mỹ (10/1972). (Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN)
Cảnh sát khu vực và tự vệ khu phố Cửa Bắc (Hà Nội) khẩn trương cứu người bị nạn do máy bay Mỹ ném bom (12/1972). (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng gắn hủy hiệu Hồ Chủ tịch cho Hạ sỹ Nguyễn Thị Khuyến, công an đồn 44 có thành tích phục vụ chiến thắng đợt tập kích không quân chiến lược của giặc Mỹ vào thủ đô (1972). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ công an nhân dân vũ trang đồn Cù Bai cùng nhân dân địa phương đã tóm gọn nhiều toán biệt kích Mỹ ngụy, bảo vệ biên giới (7/1973). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ Đồn công an vũ trang Lai Châu khám bệnh cho trẻ em ở xã Chà Nưa, Mường Lay (3/1974). (Ảnh: Nguyễn Chính/ TTXVN)
Đoàn xe thô sơ của lực lượng An ninh T4 vận chuyển vũ khí, lương thực phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chiến sỹ Công an nhân dân tỉnh Lai Châu phối hợp cùng với lực lượng dân quân, công an địa phương tuần tra bảo vệ biên giới (1968). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ công an đồn 235 phát thuốc cho trẻ em đồng bào dân tộc (1968). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Chiến sỹ công an vũ trang tỉnh Lai Châu không ngại đèo cao, suối sâu, tuần tra bảo vệ khu vực. (1968). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ Đồn công an vũ trang 111 điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng hiện trường để truy bắt gián điệp, biệt kích địch (1970). (Ảnh: TTXVN)