Hội tụ chiến lược ba bên Nga-Trung-Iran ngày càng tăng?

Tất cả ba nước đều duy trì mối quan hệ khá thù địch với Mỹ và ngày càng chứng tỏ sẵn sàng hành động hợp tác trong lĩnh vực an ninh để thể hiện khả năng của chính họ.
(Nguồn: AP)

Trang mạng thediplomat.com đưa tin trong khi phần lớn sự chú ý về các thỏa thuận đa phương trong khu vực châu Á có xu hướng tập trung vào những nước là đồng minh và đối tác của Mỹ, chẳng hạn như Nhóm Bộ tứ hay các động lực ba bên Mỹ-Nhật-Hàn, thì cũng có những thỏa thuận vượt qua sự sắp xếp này.

Đặc biệt lưu ý là các thỏa thuận đã được Trung Quốc và Nga thúc đẩy trong vài năm qua.

Một trong số này là mối quan hệ Trung-Nga-Iran. Giống như nhiều thỏa thuận khác, thỏa thuận này thể hiện sự phát triển của các mối liên kết hiện tại giữa ba nước này cũng như những hội tụ gần đây do sự phát triển và các xu hướng khác nhau, bao gồm cả sự phản đối Mỹ ngày càng gia tăng dưới thời Tổng thống Donald Trump.

[Triển vọng mờ mịt trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran]

Và nó tiếp tục thu hút các tiêu đề bài báo về các quốc gia khác cũng có thể gia nhập, bao gồm Pakistan.

Sự chú ý về thỏa thuận này đã tăng lên trong những tuần gần đây với việc ba nước dự kiến tổ chức cuộc tập trận hải quân đầu tiên của họ ở Ấn Độ Dương vào cuối tháng này.

Theo hãng thông tấn bán chính thức Fars của Iran, Chỉ huy Hải quân Iran, Chuẩn Đô đốc Hossein Khanzadi, đã nói rằng Iran sẽ tham gia một cuộc tập trận ba bên mang tên “Vành đai An ninh Hàng hải” bắt đầu vào ngày 27/12.

Ông Khanzadi tiết lộ rằng đây là phần hợp tác hải quân  mở rộng giữa Iran và China, bao gồm cả việc sản xuất tàu khu trục và tàu ngầm.

Thông tin chi tiết về sự tham gia tập trận của Iran là khá khan hiếm. Tuần trước, trong khi phát biểu với IRNA (hãng thông tấn chính thức của Iran), ông Khanzadi cho biết cuộc tập trận hải quân sẽ diễn ra ở phía Bắc Ấn Độ Dương.

Và các thông tin cũng cho thấy cả Tehran và Bắc Kinh đang xem xét “kế hoạch hợp tác quân sự lâu dài.”

Khẳng định sự tham gia của Nga, Ngoại trưởng Sergey Lavrov nói: “Nga, Trung Quốc và Iran đang chuẩn bị cho các cuộc tập trận hải quân để chống khủng bố và cướp biển ở khu vực này của Ấn Độ Dương.”

Nhận xét về cuộc tập trận ba bên, ông Lavrov hôm 2/10 nhấn mạnh rằng cuộc tập trận sẽ được thực hiện để huấn luyện cho các lực lượng trong việc đối phó với cướp biển và khủng bố.

Bất kể những gì được tiết lộ hoặc không được tiết lộ công khai, nền tảng địa chính trị của nhóm bộ ba này là khá rõ ràng: tất cả ba nước đều duy trì mối quan hệ khá thù địch với Mỹ và ngày càng chứng tỏ sẵn sàng hành động hợp tác trong lĩnh vực an ninh để thể hiện khả năng của chính họ.

Trong phát biểu với Thông tấn xã Mehr của Iran trước đó, Chuẩn Đô đốc Admiral Khanzadi đã nói bóng gió về một “cuộc tập trận chung giữa một vài nước, có thể trên đất liền, trên biển hoặc trên không.”

Điều này cho thấy đây là sự mở rộng hợp tác đáng chú ý giữa họ. Tuy nhiên, nghĩa chiến lược của nó nên được hiểu rộng hơn. Đây là một khu vực chứng kiến hoạt động quân sự ngày càng gia tăng.

Mỹ đã tiến hành một chiến dịch hải quân hồi tháng 11 vừa qua ở Bahrain để bảo vệ an ninh cho các tàu thuyền vận chuyển trong vùng biển Vịnh Persian, nơi đã chứng kiến căng thẳng gia tăng trong thời gian gần đây và Washington cũng có kế hoạch khởi xướng và dẫn dắt một liên minh “Xây dựng An ninh Hàng hải Quốc tế” ở vùng Vịnh, với sự tham gia của Australia, Bahrain, Saudi Arabia và Anh.

Các nước khác cũng sẽ tham gia, với việc Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly hồi tháng 11/2019 phát biểu rằng một sáng kiến giám sát hàng hải do châu Âu dẫn dắt, đặt trụ sở tại căn cứ hải quân Pháp ở Abu Dhabi (Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất- UAE), sẽ tham gia để duy trì giám sát vùng Vịnh.

Các hoạt động của Nga, Trung Quốc và Iran theo cách riêng của họ cũng đã thu hút được sự quan tâm. Nga có sáng kiến riêng của mình, đó là An ninh Tập thể ở Vịnh Persian, cũng được Trung Quốc hậu thuẫn.

Trong khi đó,  Iran có kế hoạch theo đuổi “Sáng kiến Hòa bình Hormuz” hay còn được gọi là “Hy vọng,” với việc Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani nói rằng sáng kiến của chính họ sẽ không bao gồm bất kỳ cường quốc bên ngoài nào và đó sẽ là một liên minh của các quốc gia trong khu vực (mặc dù sức mạnh hải quân Iran cho đến này bị hạn chế trong việc sử dụng tàu cao tốc để quấy rối và truy đuổi các tàu hải quân nước ngoài vốn được thực hiện bởi Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran –IRGC, chứ không phải hải quân thực sự, nhưng Hải quân Iran đang dần có được sức mạnh bằng việc mua sắm các thiết bị không người lái thế hệ mới và các công nghệ khác).

Nhìn từ góc độ này, Trung Quốc, Iran và Nga tất cả đều có động cơ sử dụng cuộc tập trận hải quân ba bên để thể hiện sự liên kết ngày càng gắn bó của họ.

Ví dụ, nhìn từ góc độ của Iran, cuộc tập trận hải quân ba bên sẽ gửi đi một thông điệp chiến lược rằng ba nước đã “đạt được một điểm chiến lược đầy ý nghĩa trong mối quan hệ của họ, liên quan đến lợi ích chung và không thể chia sẻ, và bằng cách không chia sẻ ba nước tôn trọng lợi ích quốc gia của nước khác.”

Trung Quốc thì thận trọng hơn với các tuyên bố chính thức, một phần là do, theo các nhà phân tích an ninh Trung Quốc, Bắc Kinh không muốn “bị lôi kéo vào các cuộc xung đột Trung Đông."

Trong bối cảnh các can dự hàng hải được tăng cường bởi các liên minh quyền lực khác nhau, cuộc tập trận hải quân ba bên Trung-Nga-Iran sẽ được theo dõi với một số quan ngại.

Như được đề cập trước đó, nó sẽ diễn ra ở một khu vực chứng kiến hoạt động quân sự ngày càng gia tăng.

Ngoài ra, đối với các nước như India, có những lo ngại về các đối tác bổ sung, đáng chú ý là Pakistan.

Sự kết hợp của Trung Quốc, Iran và Nga bản thân nó là một sự phát triển chiến lược lớn và việc bổ sung các nước như Pakistan sẽ làm tăng ý nghĩa chiến lược của nó.

Bất kể mọi việc diễn ra như thế nào, người ta có thể mong đợi tiếp tục chú ý đến các cấu hình ba bên hoặc tứ giác, chẳng hạn như những cấu hình có thể vượt xa hơn những gì người ta thường nói về sự tham gia của các đồng minh và đối tác của Mỹ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục