Giống như bất cứ loại thực phẩm giàu dưỡng chất nào khác, sữa bầu dường như đã trở thành lựa chọn không thể thiếu trong thực đơn của bất cứ mẹ bầu nào. Vậy uống sữa bầu như thế nào là chuẩn nhất? Khi nào nên uống sữa bầu để đạt hiệu quả cao nhất? Các mẹ bầu cùng đọc và tìm hiểu nhé!
Tầm quan trọng của sữa bầu đối với cả mẹ và bé
Có nên uống sữa cho bà bầu? Sữa bầu là thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng, dễ uống và dễ hấp thụ cho các mẹ bầu. Bổ sung sữa bầu trong giai đoạn mang thai rất cần thiết để bảo đảm sức khỏe và tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Sữa bầu giàu canxi giúp mẹ bầu ngăn ngừa đau lưng, chuột rút; giàu axit folic giúp bé yêu phòng ngừa dị tật ống thần kinh. Mẹ bầu sẽ thấy khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tình trạng thiếu máu trong giai đoạn mang thai nhờ hàm lượng sắt có trong sữa bầu. Hệ tiêu hóa của mẹ bầu cũng hoạt động ổn định, khắc phục được các hiện tượng rối loạn tiêu hóa trong thai kỳ nhờ lượng chất xơ tiêu hóa cần thiết được bổ sung trong thành phần của sữa.
Đối với thai nhi, thành phần trong sữa bầu cũng có hàm lượng cao axit folic, omega – 3 rất tốt cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của bé. Hàm lượng canxi cao đủ cung cấp cho cả mẹ và bé nên giúp hệ xương và răng của thai nhi phát triển tốt hơn. Mẹ bổ sung sữa bầu trong suốt thai kỳ giúp thai nhi tăng cân, tăng chiều cao và chu vi vòng đầu tốt. Em bé vì thế cũng có đủ nền tảng sức khỏe để chào đời sau 9 tháng thai kỳ.
Tuy nhiên, không phải mọi loại sữa bầu đều lý tưởng với các mẹ và không phải bổ sung sữa bầu vào bất cứ thời điểm nào cũng hiệu quả. Nhiều mẹ bầu không biết thời điểm nên uống sữa bầu và chưa chọn được loại sữa phù hợp nên việc uống sữa bầu giống như “cực hình”. Thậm chí mẹ uống sữa mà không thấy các tác dụng gì đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Mẹ nên uống sữa bầu vào thời điểm nào của thai kỳ?
Mẹ nên bổ sung sữa bầu vào thực đơn trong vòng 2 tháng trước khi có ý định mang thai. Nhiều mẹ không biết chính xác lúc nào mình có thai, vì thế, để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt bất cứ vi chất quan trọng cần thiết nào cho cả mẹ và bé, mẹ nên uống sữa bầu trước khi nhận được “tin mừng”.
Mẹ biết không, ống thần kinh của thai nhi hình thành từ rất sớm, ngay trong 28 ngày đầu khi đã hình thành trong bụng mẹ. Nếu cơ thể mẹ thiếu hụt axit folic, nguy cơ khuyết tật ống thần kinh sẽ cao hơn. Mà loại axit quan trọng này lại được bổ sung với hàm lượng rất cao trong sữa bầu. Vì thế, có không ít mẹ bầu lựa chọn phương án uống sữa bầu ngay từ khi chưa mang bầu để chuẩn bị tốt nhất cho việc chào đón bé yêu.
Khi có bầu, đương nhiên việc uống sữa bầu mỗi ngày là việc vô cùng cần thiết. Sữa bầu cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú và đầy đủ. Uống sữa bầu mỗi ngày giúp mẹ đủ sức khỏe và không bị sụt cân khi bị tình trạng ốm nghén hành hạ. Sữa bầu cũng là nguồn dự trữ dinh dưỡng vô cùng dồi dào cho thai nhi. Mẹ uống sữa bầu không còn phải lo con bị suy dinh dưỡng bào thai.
Một trong số những câu trả lời cho câu hỏi sữa bầu nào dễ uống và tốt là việc uống sữa bầu nên được duy trì suốt thai kỳ. Việc sinh nở sẽ lấy đi nhiều sức lực của mẹ. Nếu mẹ muốn đủ sức khỏe để vượt qua những cơn đau chuyển dạ, đủ sức để chào đón bé yêu trong trạng thái khỏe mạnh, minh mẫn nhất, tốt nhất mẹ nên duy trì việc uống sữa bầu trong cả 9 tháng thai kỳ nhé!
Sau khi sinh, các bác sĩ cũng khuyến khích mẹ nên tiếp tục uống sữa. Việc này giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh hơn và có thể chăm sóc bé yêu tốt hơn. Sữa bầu sẽ giúp sữa mẹ về nhanh hơn, dồi dào hơn và đủ dưỡng chất hơn. Vì thế, em bé sẽ được hấp thu trọn vẹn nguồn dưỡng chất hoàn hảo từ sữa mẹ.
Lựa chọn sữa bầu như thế nào là tốt nhất?
Chọn sữa bầu phù hợp ngay từ ban đầu, mẹ bầu chẳng cần bận tâm đến việc phải thay đổi sữa bầu giữa chừng trong giai đoạn mang thai. Mẹ bầu hãy “bỏ túi” nhưng kinh nghiệm nhỏ mà hiệu quả dưới đây khi chọn sữa bầu nhé!
Chọn theo hương vị yêu thích:
Sữa nào tốt cho bà bấu nhất hiện nay? Các loại sữa bầu hiện có trên thị trường thường có những hương vị khác nhau, đáp ứng sở thích của từng người như: socola, dâu tây, vani, đậu nành, trà sữa…. Mẹ bầu nên chọn sữa có hương vị quen thuộc, dễ uống và mình chưa từng bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của sữa. Trong đó, vani là hương vị thơm ngon, dễ uống nhất, được lòng nhiều mẹ bầu nhất.
Chọn theo nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của bản thân:
Mẹ bầu có thể theo dõi tiến trình phát triển của con yêu trong những lần thăm khám định kỳ, tự theo dõi sức khỏe của bản thân. Nếu thấy bé yêu phát triển chậm hơn so với tiêu chuẩn, mẹ nên chọn loại sữa bầu có giàu protein, canxi, vitamin và khoáng chất. Cơ thể mẹ bầu thường mệt mỏi và chóng mặt, hãy chọn sữa có hàm lượng cao sắt và kẽm.
Chọn theo thương hiệu uy tín:
Mẹ bầu nên mua sữa bầu có thương hiệu uy tín, nổi tiếng và được các mẹ bầu tin dùng. Sữa bầu bảo đảm chất lượng, an toàn, giàu dinh dưỡng giúp mẹ bầu không cần lo lắng thay đổi loại sữa tốt hơn. Các dòng sữa nội hiện đang được các mẹ bầu Việt ưa chuộng hơn do dễ uống, phù hợp thể trạng của mẹ bầu Việt.
Chọn theo hàm lượng các chất dinh dưỡng:
Chắc chắn sữa bầu phải đáp ứng tiêu chí cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng nhất như axit folic, canxi, sắt, kẽm…Tuy nhiên, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa cũng cần được tính toán theo tỉ lệ hợp lý. Ví dụ, mẹ bầu nên lưu ý là chọn sữa ít đường, ít béo. Bởi hàm lượng đường cao có thể gia tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé yêu. Chất béo nhiều khiến mẹ dễ tăng cân quá mức, nhưng con yêu chưa chắc đã hấp thụ được dưỡng chất để phát triển cân nặng đúng tiêu chuẩn.
Uống sữa bầu như thế nào là khoa học?
Vậy khi nào nên uống sữa bầu và uống như thế nào là khoa học? Khẩu vị của mẹ bầu thường vô cùng “đỏng đảnh”. Vì thế có một vài kinh nghiệm để mẹ uống sữa bầu vừa khoa học, vừa ngon miệng, vừa hiệu quả như sau:
Mẹ không nên cố ép mình uống một loại sữa bầu cố định. Cũng giống như món ăn, ăn mãi cũng sẽ chán. Uống sữa bầu nếu chán mẹ hãy đổi vị nhé. Quan trọng nhất là mẹ phải cảm thấy thích hương vị, thấy ngon miệng, không bị nôn ói khi uống sữa thì nguồn dưỡng chất mới được hấp thụ một cách tối đa.
Mỗi ngày mẹ nên uống đều đặn 2 ly sữa bầu để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và thai nhi mẹ nhé.
Trong trường hợp mẹ nghén nặng, hãy cho vị giác của mình là quen dần với sữa bầu bằng cách uống từ từ từng lượng nhỏ một. Ban đầu mẹ có thể pha loãng hơn một chút rồi tăng dần độ đậm đặc theo đúng hướng dẫn khi vị giác đã quen.
Để đảm bảo chất lượng sữa được giữ nguyên, mẹ bầu nên pha bằng nước với nhiệt độ phù hợp được hưỡng dẫn chi tiết trên vỏ hộp. Nước quá nóng hay quá lạnh đều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của sữa đấy mẹ ạ.
Về thời điểm uống sữa bầu mỗi ngày, khi nào nên uống sữa bầu? Để không làm ảnh hưởng đến bữa ăn chính và để những dưỡng chất trong sữa được hệ tiêu hóa của mẹ hấp thụ một cách tối đa, tốt nhất mẹ nên uống cách bữa ăn chính 1 tiếng hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng. Một ly sữa ấm nóng trước khi đi ngủ cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn đấy! Thật là tiện cả đôi đường phải không mẹ?
Uống kèm với đồ ăn nhẹ cũng là cách để mẹ cảm thấy ngon miệng hơn khi thưởng thức sữa bầu. Nhiều mẹ bầu bị ốm nghén nặng. Dù sữa bầu có thơm ngon như thế nào mẹ cũng thấy không hợp khẩu vị. Khi đó, mẹ có thể uống kèm những đồ ăn nhẹ như trái cây, bánh mì…Việc này giúp mẹ cảm thấy đỡ ngấy hơn rất nhiều đấy!
Dielac Mama Gold – Sự lựa chọn số 1 dành cho bà bầu
Các bác sĩ dinh dưỡng nhận định lợi ích mà Dielac Mama Gold mang lại là lợi ích kép đấy mẹ ạ. Lý do là vì Dielac Mama Gold vừa giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ lại vừa hỗ trợ phát triển cho bé. Dielac Mama Gold có hương vị thơm ngon dễ uống, phù hợp với khẩu vị thay đổi dễ nghén của mẹ bầu. Đồng thời công thức giảm 20% béo, ít béo giúp hạn chế nguy thừa cân quá mức cho mẹ. Dielac Mama Gold được bổ sung thêm 25% hàm lượng sắđáp ứng đủ nhu cầu về sắt gia tăng trong quá trình mang bầu. Đồng thời, hàm lượng sắt cao cũng hỗ trợ mẹ trong việc ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt trong suốt thai kỳ. Trong thành phần của công thức sữa, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bổ sung hệ chất xơ tiêu hóa hòa tan tiên tiến SC-FOS và Inulin, giúp ngăn ngừa táo bón và rối loạn tiêu hóa ở mẹ./.