Không biết gì vẫn đạt loại tốt
Một phụ huynh cho biết, con chị đã học tiếng Anh liên kết được một năm nhưng vẫn phát âm sai tên thầy giáo dạy, phát âm từ “sit down” thành “sạt - dao”. Nghe thấy con phát âm sai một từ đơn giản như thế, chị rất… choáng.
“Nhưng dạy lại thì con nhất định không nghe vì ‘thầy giáo con dạy thế,’ đến giờ cháu vẫn phát âm sai rất nhiều chứ không chỉ một từ nhưng cuối kỳ vẫn được trung tâm đánh giá kết quả tốt,” chị ngậm ngùi nói.
Bát nháo như... dạy tiếng Anh liên kết ở tiểu học, mầm non
Con phát âm sai cũng là phàn nàn của chị Thủy, ở Hà Đông, Hà Nội. Làngười khá giỏi về ngoại ngữ nên khi nghe con nói tiếng Anh, chị pháthiện ra lỗi ngay. “Bậc tiểu học chủ yếu học nghe nói, phát âm cho chuẩnkhi lưỡi chưa bị cứng với khuôn ngữ mẹ đẻ, nhưng lại nghe và phát âm saithì thật buồn,” chị Thủy nói.
Chị H. ở Gia Lâm, cũng cho con học tiếng Anh liên kết ở trường được hainăm. Sang năm thứ ba, đưa con đi học thêm ở trung tâm, chị mới giật mìnhkhi con bị xếp vào lớp “vỡ lòng” cùng những bạn lần đầu học tiếng Anhvì kết quả kiểm tra đầu vào quá thấp.
Trên diễn đàn webtretho, các phụ huynh cũng cảnh báo nhau cẩn thận với các lớp học tiếng Anh liên kết.
Một phụ huynh có nickname NhiHip cho biết: “Bé nhà mình năm nay học lớp1, cũng đăng ký học lớp của trường liên kết với Language Link và mìnhthực sự không yên tâm. Mình thấy sự quan tâm và liên lạc của trung tâmvới bố mẹ rất hời hợt. Cho con học mà chẳng biết tình hình ra sao. Hômtrước phát về một tờ đánh giá kết quả thì nhầm sang tên bạn khác, phảiđến gặp cô để xin lại tờ có tên con. Thấy tiếc tiền thật.”
Một phụ huynh khác bức xúc: “Cháu mình đã học hết các chương trình dànhcho thiếu nhi ở Apolo, nhưng vì khi tuyển sinh các cô không hề thông báobắt đầu học từ trình độ nào, giáo trình nào.... Khi đóng tiền rồi mớingớ ra là trình độ của cháu đã vượt qua trình độ mà lớp liên kết đangdạy tận 6 level. Gia đình đến xin rút lại tiền và trả lại sách thì nhàtrường dứt khoát không trả lại, thế là đành ngậm đắng nuốt cay, chịu mấttiền oan.”
Mất lòng tin
Không tin vào chất lượng đào tạo ở trường, các phụ huynh đã tìm nhiều giải pháp khác nhau để củng cố môn học này cho con.
Con học tiếng Anh liên kết ở trường từ lớp 1, nhưng đến năm lớp 3, chị Hương (Gia Lâm) vẫn phải cho cậu con đến trung tâm học thêm. “Mức học phí tương đối cao, lại cộng thêm tiền ở trường nên tính ra, mỗi tháng mất đứt mấy trăm nghìn riêng việc học ngoại ngữ cho con,” chị Hương nói.
So với chị Hương, chị Thủy (ở Hà Đông) có vẻ may mắn hơn khi gửi con đến nhờ một giáo viên ngoại ngữ quen biết kèm cặp với học phí cũng được ưu ái là 50.000 đồng một buổi.
Các phụ huynh này cho biết, dù việc học không hiệu quả nhưng nếu không theo học tiếng Anh liên kết ở trường sợ con bị chuyển lớp, sợ con bị bơ vơ trong các giờ học hay con sẽ bị phân biệt đối xử.
Nhưng không phải phụ huynh nào cũng chọn giải pháp “hai trong một”. Từ chối lớp tiếng Anh tăng cường, chị Thắng (ở Từ Liêm) cùng một nhóm phụ huynh đã thuê hẳn một giáo viên người nước ngoài đến phụ đạo tại nhà cho con.
Chị cho biết, giá mỗi buổi học khoảng 1,3 triệu đồng, có 7 học sinh, trung bình mỗi học sinh đóng 200.000 đồng học phí mỗi buổi. Cô không biết tiếng Việt nên ban đầu con theo hơi khó khăn, nhưng đó lại là ưu điểm vì con được ở trong môi trường Anh ngữ hoàn toàn, buộc con phải cố gắng.
“Lớp ít học sinh nên cô quan tâm được từng trò, học hiệu quả hơn rất nhiều so với ở các trung tâm hay các lớp tiếng Anh liên kết, dù tuần chỉ có một buổi,” chị Thắng chia sẻ.
Vất vả xin thôi... tự nguyện
Cũng muốn tìm môi trường học mới cho con, tuy nhiên, không ít phụ huynh cho biết, phải khá vất vả mới xin được thôi... tự nguyện học tiếng Anh liên kết.
Trong buổi họp đầu năm học 2012-2013, các phụ huynh lớp 3 của trường Tiểu học Ngọc Lâm đã làm đơn kiến nghị với hiệu trưởng, xin cho con dừng học. Đơn được một phụ huynh đánh máy mẫu cho các phụ huynh khác điền tên con và ký xác nhận.
Những tưởng đây là nội dung học tự nguyện, phụ huynh có ý kiến phản hồi là chất lượng kém, muốn dừng là được, nhưng mọi chuyện lại không đơn giản. Đơn bị hiệu trưởng trả lại phụ huynh.
Cô hiệu trưởng cho biết vì các phụ huynh không nộp đơn từ cuối năm lớp 2 nên nhà trường đã đăng ký danh sách với trung tâm liên kết. Vì thế, các cháu học hết học kỳ 1, học kỳ 2 sẽ giải quyết đồng thời yêu cầu đơn phải viết tay, viết khác nhau, không được giống nhau.
“Chúng tôi mỗi người một ngành nghề, một công việc, không phải ai cũng văn hay chữ tốt nên có đề nghị một người viết đơn, những người khác ký theo, nhưng lại không được chấp nhận,” một phụ huynh phân trần.
Khi hết học kỳ 1 của năm học 2012-2013, các phụ huynh lớp 3 tiếp tục làm đơn gửi hiệu trưởng, nhưng rút kinh nghiệm vụ đơn từ hồi đầu năm học, lần này, vì thương con, mỗi phụ huynh ngồi hì hụi thảo một đơn riêng.
Đơn được chấp nhận, nhưng không hiểu từ đâu lan ra một “hung tin” là ai không học tiếng Anh liên kết sẽ phải cho con chuyển lớp. Một số phụ huynh lại rút đơn về.
Trước những lo lắng của phụ huynh, cô Hằng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngọc Lâm khẳng định: “Việc học tiếng Anh liên kết là trên tinh thần tự nguyện. Ai muốn theo thì học, không muốn thì xin ra.” Cô Hằng cũng nhấn mạnh: “Không có chuyện học sinh phải chuyển lớp vì không học tiếng Anh liên kết.”
Tuy nhiên, để “xin ra”, nhiều phụ huynh và học sinh vì lo lắng cho sự “yên vị” của con đã phải mất cả năm trời./.
Bài 3: Nhiều “sạn” trong bài toán tiếng Anh ở cấp tiểu học