Mộ Cự thạch Hàng Gòn - công trình tín ngưỡng của cư dân cổ Đồng Nai
Di tích là một trong những thành tựu tiêu biểu, phản ánh một dấu mốc trong nấc thang phát triển ở Nam bộ - Việt Nam cách đây 2.000 năm, là kho sử liệu chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể.
Mộ Cự thạch Hàng Gòn (còn gọi là Di chỉ Hàng Gòn 7, Mộ Đông Dương, Mả Ông Đá) ở xã Hàng Gòn, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, gồm: Khu hầm mộ (phát hiện năm 1927) và Khu chế tác (phát hiện năm 1995). (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Di tích là công trình kiến trúc liên quan đến hình thức tín ngưỡng của cư dân cổ Đồng Nai, bổ sung cho nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan trong quá trình đấu tranh, tồn tại và sáng tạo văn hóa của nhân loại. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Di tích là một trong những thành tựu tiêu biểu, phản ánh một dấu mốc trong nấc thang phát triển ở Nam bộ - Việt Nam cách đây 2.000 năm, là kho sử liệu chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng. Trong ảnh: Nhà đón tiếp và trưng bày hiện vật Di tích quốc gia đặc biệt Mộ Cự thạch Hàng Gòn. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Đặc biệt là những điều bí ẩn tồn tại bên trong ngôi mộ phản ánh những khía cạnh liên quan tới văn hóa tinh thần của cư dân cổ vùng đất Đồng Nai. Trong ảnh: Du khách tìm hiểu Di tích quốc gia đặc biệt Mộ Cự thạch Hàng Gòn. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Di tích khảo cổ Mộ Cự thạch Hàng Gòn được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2015. Trong ảnh: Du khách tham quan Di tích quốc gia đặc biệt Mộ Cự thạch Hàng Gòn. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)