Chính phủ Myanmar và nhóm nổi dậy Mặt trận Dân chủ Sinh viên toàn Myanmar(ABSDF) đã đạt được một thỏa thuận hòa bình.
Tại cuộc thương lượng ở trung tâmhòa bình Yangon ngày 10/8, trưởng đoàn Ủy ban hòa bình của chính phủ,U Aung Min và Chủ tịch ABSDF, Yebaw Thanke đãnhất trí 13 điểm trong thỏa thuận.
Đây là một phần nỗ lực của chính phủ nhằm đạtđược hòa bình với nhóm vũ trang này.
Theo thỏa thuận, hai bên đảm bảo ngừng bắn trên phạm vi cả nước, thành lập nhómgiám sát độc lập về ngừng bắn và tiến trình đem lại hòa bình địa phương; chínhthức mời các đảng phái và tổ chức chính trị và cá nhân tham gia tiến trình chínhtrị; trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tiếp tục thảo luận về vấn đề dânchủ, bình đẳng dân tộc và quyền tự trị theo đề xuất của ABSDF.
Hai bên cũng chấpnhận đưa ABSDF ra khỏi danh sách các tổ chức bất hợp pháp, phối hợp mở văn phòngliên lạc ở Kalay (khu vực biên giới Myanmar-Ấn Độ), Phyathonzu (khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan) và tổ chức vòng đàm phán thứ hai vào tháng 11 tới.
Tại vòng đàm phán (bắt đầu từ ngày 5/8), hai bên cũng đạt được thỏa thuận sơ bộgồm bốn điểm về ngừng bắn, xúc tiến các biện pháp để tránh xung đột, tiến hành đốithoại chính trị, cho phép các thành viên ABSDF đến các khu vực do chính phủ kiểmsoát và mở văn phòng liên lạc ở Myawaddy.
ABSDF thành lập năm 1988, hoạt động ở khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan, trước đây bị coi là một tổ chức khủng bố. Đây là nhóm vũ trang thứsáu Chính phủ Myanmar tiến hành đàm phán hòa bình từ đầu năm đến nay.
Hiện đã có 13 nhóm vũtrang ký thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ, trong đó có Hội đồng Khôi phục Nhànước bang Shan (RCSS)./.
Tại cuộc thương lượng ở trung tâmhòa bình Yangon ngày 10/8, trưởng đoàn Ủy ban hòa bình của chính phủ,U Aung Min và Chủ tịch ABSDF, Yebaw Thanke đãnhất trí 13 điểm trong thỏa thuận.
Đây là một phần nỗ lực của chính phủ nhằm đạtđược hòa bình với nhóm vũ trang này.
Theo thỏa thuận, hai bên đảm bảo ngừng bắn trên phạm vi cả nước, thành lập nhómgiám sát độc lập về ngừng bắn và tiến trình đem lại hòa bình địa phương; chínhthức mời các đảng phái và tổ chức chính trị và cá nhân tham gia tiến trình chínhtrị; trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tiếp tục thảo luận về vấn đề dânchủ, bình đẳng dân tộc và quyền tự trị theo đề xuất của ABSDF.
Hai bên cũng chấpnhận đưa ABSDF ra khỏi danh sách các tổ chức bất hợp pháp, phối hợp mở văn phòngliên lạc ở Kalay (khu vực biên giới Myanmar-Ấn Độ), Phyathonzu (khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan) và tổ chức vòng đàm phán thứ hai vào tháng 11 tới.
Tại vòng đàm phán (bắt đầu từ ngày 5/8), hai bên cũng đạt được thỏa thuận sơ bộgồm bốn điểm về ngừng bắn, xúc tiến các biện pháp để tránh xung đột, tiến hành đốithoại chính trị, cho phép các thành viên ABSDF đến các khu vực do chính phủ kiểmsoát và mở văn phòng liên lạc ở Myawaddy.
ABSDF thành lập năm 1988, hoạt động ở khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan, trước đây bị coi là một tổ chức khủng bố. Đây là nhóm vũ trang thứsáu Chính phủ Myanmar tiến hành đàm phán hòa bình từ đầu năm đến nay.
Hiện đã có 13 nhóm vũtrang ký thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ, trong đó có Hội đồng Khôi phục Nhànước bang Shan (RCSS)./.
(TTXVN)