Người giàu Hàn Quốc ''vung tiền'' trong tháng đầu tiên của năm 2019

Các hộ gia đình giàu có của Hàn Quốc chi tiêu trung bình khoảng 12,26 triệu won/tháng trong tháng 1/2019, cao hơn gấp gần bốn lần so với mức chi tiêu trung bình cả năm 2017 là 3,32 triệu won.
Người giàu Hàn Quốc ''vung tiền'' trong tháng đầu tiên của năm 2019 ảnh 1Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong Báo cáo về tài sản năm 2019 của Hàn Quốc, ngân hàng KEB Hana đã công bố số liệu cho thấy các hộ gia đình giàu có của Xứ Kim chi chi tiêu trung bình khoảng 12,26 triệu won/tháng trong tháng 1/2019, cao hơn gấp gần bốn lần so với mức chi tiêu trung bình quốc gia được ghi nhận trong cả năm 2017 là 3,32 triệu won.

Báo cáo xếp hạng những hộ gia đình có giá trị tài sản tài chính trên 1 tỷ won (898.500 USD) là “các hộ gia đình giàu có" và báo cáo này được ngân hàng KEB Hana thực hiện dựa trên kết quả một cuộc khảo sát trong giai đoạn tháng 10-12 năm ngoái, với sự tham gia của 922 khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng cá nhân KEB Hana.

[Ngân hàng Hàn Quốc quyết định đóng băng lãi suất cơ bản mức 1,75%]

Giá trị tài sản ước tính của mỗi khách hàng tham gia khảo sát là 13,34 tỷ won và mức thu nhập hàng năm của họ là khoảng 450 triệu won, chủ yếu đến từ các nguồn thu trong lĩnh vực bất động sản, tự doanh, các khoản lời từ đầu tư tài chính và tài sản thừa kế.

Theo kết quả khảo sát, những hộ gia đình sống ở các khu vực giàu có của quận Gangnam, Seocho và Songpa thuộc thành phố Seoul có mức chi tiêu trung bình là 13,66 triệu won/tháng, trong khi con số tại những khu vực khác của thủ đô chỉ là 11,42 triệu won.

Mỗi hộ gia đình giàu có thường sở hữu khoảng 2,31 chiếc xe hơi và cứ gần 6 năm sẽ thay đổi phương tiện một lần. Trong đó, Mercedes-Benz là thương hiệu được ưa chuộng nhất, chiếm đến 31,8% tổng số, theo sau là BMW, Hyundai Motor hoặc Kia Motors và Audi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.