Người yêu thiên văn học có thể dễ dàng quan sát được lỗ đen

Lipunov và các đồng nghiệp của mình đã thấy được lỗ đen khi đang quan sát V404 Cygni (một hệ kép gồm một lỗ đen và một sao đồng hành có vị trí thuộc chòm sao Cygnus).
(Nguồn: CCO)

Theo Sputnik, mới đây, một số nhà thiên văn học đã quan sát và chụp được hình ảnh về một lỗ đen. Điều đáng ngạc nhiên là họ chỉ sử dụng kính viễn vọng bình thường.

Lipunov và các đồng nghiệp của mình đã thấy được lỗ đen trên khi đang quan sát V404 Cygni (một hệ kép gồm một lỗ đen và một sao đồng hành có vị trí thuộc chòm sao Cygnus).

​Nhóm các nhà khoa học trên cho rằng, những người yêu thiên văn học chỉ cần ống kính viễn vọng bình thường và mắt thường là có thể nhìn thấy lỗ đen.

[Phát hiện "ngôi sao tí hon," cách Trái Đất khoảng 600 năm ánh sáng]

Trước đó, hồi đầu tháng 1/2016, các nhà thiên văn tại Nhật Bản phát hiện các hoạt động của lỗ đen có thể được quan sát thông qua ánh sáng nhấp nháy xuất hiện từ vùng khí xung quanh lỗ đen trong khi phun trào.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản) đã thu được một lượng lớn dữ liệu từ V404 Cygni, phát hiện những dữ liệu lặp đi lặp lại có thời gian từ vài phút đến vài giờ.

V404 Cygni đã "thức giấc" sau 26 năm bằng một đợt bùng phát vào ngày 15/6/2015. Theo nghiên cứu mới đây nhất, V404 Cygni nằm cách Trái Đất khoảng 6.000 năm ánh sáng.

Lỗ đen là một vùng trong vũ trụ có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để bất cứ một dạng vật chất nào - kể cả ánh sáng - thoát ra khỏi mặt biên của nó, trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục