Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz ngày 1/12 đã bày tỏ quan ngại về tình trạng nợ công và thất nghiệp liên tục gia tăng tại một số nước.
Đồng thời, ông cũng hối thúc các nước tiếp tục nâng cao cảnh giác cũng như tăng cường sự minh mạch tại thời điểm 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Phát biểu trước báo giới bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa kết thúc tại thủ đô Buenos Aires (Argentina), ông Scholz nhận định kinh tế thế giới đang tiềm ẩn nhiều cơ trong bối cảnh mức độ tăng trưởng hiện nay đã không duy trì được nhịp độ sôi động như trước đây.
Những nguy cơ này xuất phát từ những vấn đề đã tồn tại từ cuộc khủng khoảng tài chính toàn năm 2008 và đến nay vẫn không đổi, đó là khối nợ công khổng lồ tại nhiều quốc gia và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại một số nước.
Ông nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách hiện nay là giảm nợ công, tăng cường sự minh bạch và tiếp tục cuộc chiến chống hoạt động trốn thuế.
[Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc cần giảm nợ công để tăng trưởng kinh tế]
Ông cho biết để làm được điều này, cần tiếp tục điều chỉnh các các nguyên tắc của thị trường tài chính.
Vấn đề nợ công cũng đã được Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Largarde đề cập tại Hội nghị thượng đỉnh G20.
Bà Lagarde bày tỏ quan ngại về khoản nợ công gia tăng tại các nền kinh tế đang nổi, đồng thời hối thúc các nước thành viên G20 giải quyết vấn đề cấp bách này.
Theo ước tính của IMF, nợ công toàn cầu đã lên tới mức kỷ lục 182.000 tỷ USD.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh giới phân tích lo ngại về nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế toàn cầu theo chu kỳ 10 năm sau các cuộc khủng hoảng năm 1987, 1997 và 2008./.