Trung tâm giống Heo rừng Tây Nguyên (tại huyện Ea Kar, Đắk Lắk) đã nuôi và cho sinh sản thành công chim trĩ sao là động vật quý hiếmđang có nguy cơ tuyệt chủng.
Từ vài cặp chim trĩ bố mẹ nhận từ Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn) cách đây hơn hai năm, đến nay Trung tâm đã phát triển trên 50con trống, mái trưởng thành. Hiện nay, đàn chim phát triển, có khả năng sinh sảntốt trong môi trường nuôi nhốt.
Đàn chim trĩ nuôi trong một nhà lồng chắn lưới, diện tích mặt trên 30m2.Trong căn nhà, ngoài việc thả một số chim trống mái bên ngoài, Trung tâm cònngăn những ô nhỏ để nhốt mỗi ô hai chim mái và một chim trống trưởng thành đểphối giống và cho đẻ.
Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Giám đốc Trung tâm cho biết, nhờ chăm sóc tốt, đànchim trĩ sao phát triển khỏe mạnh, không bị dịch bệnh. Trong điều kiện nuôi nhốttrong nhà lồng, mỗi chim trĩ đẻ bình thường đạt 60 trứng mỗi năm. Có thể đưatrứng cho gà ấp và trứng được nở thành chim con, đạt tỷ lệ trên 90%, tương đươngvới gà ta.
Trung tâm đã sử dụng máy ấp trứng và cũng cho nở thành chim non nhưng tỷlệ đạt chưa cao. Việc nuôi dưỡng chim trĩ non sử dụng thức ăn tổng hợp như nuôigà và các loại gia cầm khác. Sau thời gian nuôi 8 tháng, chim trĩ trưởng thànhđạt trọng lượng từ 1 đến trên 1,5 kg/con và bắt đầu sinh sản như các loại gà.
Qua sử dụng, loại thịt chim trĩ ngon hơn cả gà ta nên có thể dùng làm loạithực phẩm "siêu đặc sản." Hiện nay, Trung tâm tiếp tục nuôi dưỡng, phát triểnđàn chim trĩ tăng thêm số lượng. Trung tâm đang nghiên cứu tìm hiểu về quy trìnhấp công nghiệp trứng chim trĩ và sử dụng loại máy ấp chất lượng tốt nhất để nângcao tỷ lệ trứng nở thành chim non.
Hướng về lâu dài, Trung tâm sẽ ấp nuôi quy mô chim trĩ lên hàng chục ngàncon để cung cấp cho người nuôi chim cảnh và xuất khẩu và có thể dùng làm thựcphẩm cao cấp khi có nhu cầu.
Theo các nhà khoa học, chim trĩ là động vật được ghi trong Sách đỏ thếgiới. Ở Tây Nguyên, loài chim này đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong môi trườngtự nhiên, loại chim trĩ không biết ấp trứng và nuôi con nên khả năng phát triểnkhó khăn.
Do vậy, việc Trung tâm Heo rừng Tây Nguyên cho chim trĩ đẻ và phát triểnthành công là triển vọng lớn trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, gópphần giữ gìn sinh thái tự nhiên; đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp./.
Từ vài cặp chim trĩ bố mẹ nhận từ Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn) cách đây hơn hai năm, đến nay Trung tâm đã phát triển trên 50con trống, mái trưởng thành. Hiện nay, đàn chim phát triển, có khả năng sinh sảntốt trong môi trường nuôi nhốt.
Đàn chim trĩ nuôi trong một nhà lồng chắn lưới, diện tích mặt trên 30m2.Trong căn nhà, ngoài việc thả một số chim trống mái bên ngoài, Trung tâm cònngăn những ô nhỏ để nhốt mỗi ô hai chim mái và một chim trống trưởng thành đểphối giống và cho đẻ.
Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Giám đốc Trung tâm cho biết, nhờ chăm sóc tốt, đànchim trĩ sao phát triển khỏe mạnh, không bị dịch bệnh. Trong điều kiện nuôi nhốttrong nhà lồng, mỗi chim trĩ đẻ bình thường đạt 60 trứng mỗi năm. Có thể đưatrứng cho gà ấp và trứng được nở thành chim con, đạt tỷ lệ trên 90%, tương đươngvới gà ta.
Trung tâm đã sử dụng máy ấp trứng và cũng cho nở thành chim non nhưng tỷlệ đạt chưa cao. Việc nuôi dưỡng chim trĩ non sử dụng thức ăn tổng hợp như nuôigà và các loại gia cầm khác. Sau thời gian nuôi 8 tháng, chim trĩ trưởng thànhđạt trọng lượng từ 1 đến trên 1,5 kg/con và bắt đầu sinh sản như các loại gà.
Qua sử dụng, loại thịt chim trĩ ngon hơn cả gà ta nên có thể dùng làm loạithực phẩm "siêu đặc sản." Hiện nay, Trung tâm tiếp tục nuôi dưỡng, phát triểnđàn chim trĩ tăng thêm số lượng. Trung tâm đang nghiên cứu tìm hiểu về quy trìnhấp công nghiệp trứng chim trĩ và sử dụng loại máy ấp chất lượng tốt nhất để nângcao tỷ lệ trứng nở thành chim non.
Hướng về lâu dài, Trung tâm sẽ ấp nuôi quy mô chim trĩ lên hàng chục ngàncon để cung cấp cho người nuôi chim cảnh và xuất khẩu và có thể dùng làm thựcphẩm cao cấp khi có nhu cầu.
Theo các nhà khoa học, chim trĩ là động vật được ghi trong Sách đỏ thếgiới. Ở Tây Nguyên, loài chim này đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong môi trườngtự nhiên, loại chim trĩ không biết ấp trứng và nuôi con nên khả năng phát triểnkhó khăn.
Do vậy, việc Trung tâm Heo rừng Tây Nguyên cho chim trĩ đẻ và phát triểnthành công là triển vọng lớn trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, gópphần giữ gìn sinh thái tự nhiên; đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp./.
Nguyễn Tiên Tri (TTXVN/Vietnam+)