Phát huy vai trò của MTTQ trong hoạt động hòa giải

Thảo luận dự Luật hòa giải cơ sở, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị luật làm rõ hơn vai trò Mặt trận Tổ quốc trong hòa giải cơ sở.
Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII,sáng 31/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số ýkiến còn khác nhau của Dự thảo Luật hòa giải cơ sở.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lýdự thảo Luật hòa giải cơ sở nêu rõ Dự thảo Luật hòa giảiở cơ sở đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ tư.

Qua thảoluận, đa số ý kiến đại biểu thống nhất với quan điểm của Chính phủ vềviệc xây dựng dự án Luật và đề nghị dự án Luật cần nhấn mạnh quan điểmtăng cường xã hội hóa và chú trọng yếu tố tự nguyện, tự quản, tự quyếtcủa nhân dân trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; bổ sung quy định đểphát huy tinh thần tương thân, tương ái, tính nhân văn trong cộng đồngdân cư.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểuQuốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát và chỉnh lýcác quy định liên quan đến: quyền tự nguyện, tự quyết của các bêntrong quá trình hòa giải; vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốctrong việc lựa chọn, giới thiệu, bầu hòa giải viên; trách nhiệmtrong tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở, vận động các bên thực hiện kếtquả hòa giải; tính không bắt buộc về giá trị pháp lý của kết quả hòagiải ở cơ sở; phạm vi quản lý nhà nước tập trung chủ yếu vào việcban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn, biên soạntài liệu và bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng cho hòa giải viên…

Tại buổi làm việc, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiếnvề những nội dung còn khác nhau của dự thảo Luật hòa giải cơ sở như:phạm vi điều chỉnh; phạm vi hòa giải cơ sở; tiêu chuẩn hòa giải viên;kinh phí hoạt động hòa giải ở cơ sở…

Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu đề nghị dự án Luậtcần phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tronghoạt động hòa giải cơ sở.

Điều 7, dự thảo luật quy định hòa giải viên phải có kiếnthức pháp luật, đồng tình với quan điểm này, nhiều đại biểu cho rằng: ngoài đạo đức, uy tín, khả năng thuyết phục, hòa giải viên cần cóhiểu biết pháp luật để có thể giải thích, thuyết phục các bên, góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Tuy nhiên, cũng có nhiều đại biểu bănkhoăn về tính khả thi của quy định tiêu chuẩn hòa giải viên. Đại biểuNguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái) cho rằng không phải nơi nào ở cộngđồng dân cư cũng có thể tìm đủ số người theo tiêu chuẩn có hiểu biếtpháp luật để tham gia làm hòa giải viên, nhất là ở vùng sâu, vùngxa, miền núi, hải đảo… . Đại biểu đề nghị cần xác định và coi tiêuchuẩn “có hiểu biết pháp luật” là tiêu chuẩn mang tính linh hoạt, khôngcứng nhắc.

Liên quan đến phạm vi hòa giải, đạibiểu Lâm Lệ Hà (Kiên Giang) cho rằng Điều 3 dự thảo Luật đã mở rộngphạm vi hòa giải, tuy nhiên khó bao quát và liệt kê được hết cáctrường hợp mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong thực tế. Một sốtrường hợp có thể lợi dụng hoạt động hòa giải để trốn tránh trách nhiệmhình sự hoặc trách nhiệm hành chính . Đại biểu đề nghị Điều 3 củadự thảo Luật cần được quy định theo hướng loại trừ . Theo đó,chỉ quy định những vụ, việc không được hòa giải ở cơ sở.

Tán thành với phươngán bầu hòa giải viên, tuy nhiên đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (QuảngBình), cho rằng dự thảo Luật cần đơn giản hóa về quy trình, thủtục bầu hòa giải viên; sửa đổi các quy định về tỷ lệ đại diện số hộ giađình tham gia bầu, tỷ lệ ý kiến đồng ý khi bầu cho phù hợp với thực tế.

Nhất trí với phương án nhà nước đảm bảo kinh phí cho hoạt động hòa giải ởcơ sở, tuy nhiên, đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) đề nghị nênthay cụm từ “hỗ trợ” bằng cụm từ “bảo đảm kinh phí.” Theo đại biểu, từ“hỗ trợ” không có tính bắt buộc, quy định quá chung chung, chưa có mứchỗ trợ cụ thể, dẫn đến nhiều cách hiểu và thực hiện khác nhau.

Dự thảo Luật Hòa giải ở cơ sở sẽ được tiếp thu, chỉnh lý và thông qua vào cuối kỳ họp này./.

Khiếu Tư (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục