Nguyễn Thị Ánh Viên đã lập nên kỳ tích trong lịch sử thể thao Việt Nam tại SEA Games, khi giành được đến 7 huy chương vàng và phá 8 kỷ lục.
Thành tích ấn tượng này cũng đã giúp Ánh Viên trở thành vận động viên số một Việt Nam trong lịch sử tham dự SEA Games, khi có nhiều hơn tay súng kỳ cựu Nguyễn Mạnh Tường 1 huy chương. Tại SEA Games 2003, Mạnh Tường đã giành 6 huy chương vàng.
Thành tích ấn tượng của Ánh Viên đã góp công không nhỏ giúp Việt Nam giành 48 huy chương (tính đến 20 giờ 30, ngày 10/6), để đòi lại vị trí thứ 2 trên bảng tổng sắp huy chương từ tay Thái Lan.
Lê Thanh Tùng, vận động viên môn thể dục dụng cụ đã "mở hàng" cho đoàn thể thao Việt Nam trong ngày thi đấu 10/6 bằng tấm huy chương vàng ở nội dung nhảy cầu. Kết thúc phần thi, Thanh Tùng giành 15.000 điểm.
Cũng ở nội dung nay, Hoàng Cường đạt 14.866 điểm giành huy chương bạc, trong khi huy chương đồng thuộc về Reyland Capellan (Philippines, 14.616 điểm).
14g00: Đoàn thể thao Việt Nam có thêm 2 huy chương vàng ở môn boxing.
Võ sỹ Nguyễn Thị Yến đã đánh bại Magno Irish của Philippines 2-1 trong trận chung kết hạng cân dưới 51kg nữ.
Võ sỹ Lê Thị Bằng giành huy chương vàng hạng cân dưới 54 kg sau khi đánh bại đối thủ người Philippines Petecio Nesthym 2-1.
Phan Thị Hà Thanh đã giành huy chương vàng cầu thăng bằng với 13,966 điểm.
Đinh Phương Thành giành huy chương vàng nội dung xà kép với 15,883 điểm.
Đinh Phương Thành giành huy chương vàng nội dung xà đơn với 14,233 điểm.
15g20: Ở nội dung chạy rào 400m nữ, Nguyễn Thị Huyền giành huy chương vàng, phá kỷ lục SEA Games với thành tích 56 giây 15.
Đây cũng là tấm huy chương vàng thứ 42 của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 28.
17g30: Võ sỹ Trương Đình Hoàng đã giành tấm huy chương vàng môn boxing ở hạng cân dưới 75 kg, sau khi đánh bại võ sỹ người Thái Lan Khankhokkhruea Aphisit.
17g50: Pencak silat đã giành được huy chương vàng. Hoàng Quang Trung giành huy chương vàng ở nội dung Tunggal cá nhân biểu diễn với số điểm 464.
Đây là tấm huy chương vàng thứ 45 của Việt Nam, vượt qua Thái Lan trên bảng tổng sắp.
Cô gái vàng của bơi lội Việt Nam lại vừa làm dậy sóng đường đua xanh khi giành chiếc HCV thứ 7 của cá nhân cô ở SEA Games 28. Không những thế, Ánh Viên còn phá kỷ lục SEA Games ở cự li 400m tự do nữ, với thành tích 4 phút 08,66 giây, phá sâu kỷ lục cũ là 4 phút 10,75 giây do Khoo Cai Lin của Malaysia lập tại Lào năm 2009.
Ngay trước khi Ánh Viên giành HCV thứ 7, kình ngư Lâm Quang Nhật đã đoạt HCV và phá kỉ lục SEA Games ở cự li 1.500m với thời gian 15 phút 31,03 giây. Kỉ lục cũ là 15 phút 37,73 giây do VĐV Philippines Ryan Arabejo lập tại Lào vào năm 2009.
Trong khi đó, Hoàng Quý Phước chỉ về đích ở vị trí thứ 6 cự li 50m bơi bướm nam với thời gian 25,01 giây. Giành HCV ở cự li này là kình ngư Singapore Schooling với 23,49 giây, phá kỷ lục SEA Games.
Phút 30: Prompak nhận đường chọc khe của đồng đội, rồi bình tĩnh dứt điểm nhưng không thể đánh bại Văn Tiến.
Phút 40: Huy Hùng thực hiện đường chuyền dài cho Thanh Bình nhưng tiếc là đồng đội của anh đã không thể đón được bóng.
Phút 44: Phi Sơn treo bóng vào vòng cấm cho Thanh Bình đánh đầu nhưng tiếc là cú dứt điểm của anh không thể vượt qua thủ thành Thái Lan.