Seoul: Máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc

Seoul tỏ thái độ việc máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm liên tục vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc, động thái mà giới phân tích cho là phản đối của Bắc Kinh về tăng quan hệ với Tokyo, Washington.
Seoul: Máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc ảnh 1Hàn Quốc triển khai máy bay tiêm kích F-15K sau khi phát hiện máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc, ngày 29/8 vừa qua. (Ảnh: EPA/TTXVN)

South China Morning Post đưa tin, Seoul đã tỏ thái độ giận dữ về việc máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm liên tục vào vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc, động thái mà giới phân tích cho rằng phản ánh sự phản đối của Bắc Kinh trước việc tăng cường quan hệ giữa Seoul, Tokyo và Washington.

Giới chức Hàn Quốc cho biết, một máy bay Trung Quốc, có thể là máy bay chiến tranh điện tử và trinh sát Thiểm Tây Y-9, đã bay vào vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc hôm 26/11 vừa qua mà không báo trước.

Vùng nhận dạng phòng không không được quy định trong bất kỳ hiệp ước quốc tế nào và thông lệ tiêu chuẩn được đặt ra là thông báo cho quốc gia liên quan trước khi bay vào không phận của nước này.

Theo Không quân Hàn Quốc, số lượng máy bay quân sự Trung Quốc đi vào vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc đang gia tăng. Năm 2016, có khoảng 60 vụ xâm nhập, nhưng con số này tăng lên 70 năm 2017 và 110 tính từ đầu năm 2018 tới tháng Chín vừa qua.

[Máy bay Trung Quốc xâm phạm Vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc]

Giới phân tích quân sự cho rằng các chuyến bay của Trung Quốc cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh đối với hoạt động quân sự gia tăng của Mỹ trong khu vực nếu đàm phán Mỹ-Triều Tiên thất bại.

Theo giới phân tích, việc điều máy bay quân sự đi qua khu vực trên cho phép Trung Quốc mở rộng hoạt động giám sát và gửi đi thông điệp rằng Bắc Kinh đang theo sát và nếu cần thiết, sẵn sàng hành động để bảo vệ lợi ích trong khu vực.

Giáo sư Ryo Hinata-Yamaguchi thuộc Đại học Quốc gia Pusan ở Hàn Quốc nhận xét: "Động thái của Trung Quốc nằm trong chiến lược rộng lớn tạo tầm ảnh hưởng, sự hiện diện và sức ép lớn hơn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương...

Có khả năng thất bại trong đàm phán Mỹ-Triều Tiên sẽ nằm trong tính toán của Bắc Kinh. Tôi dự đoán tập trận Hàn Quốc-Mỹ sẽ được khôi phục ở quy mô toàn diện nếu đàm phán Mỹ-Triều hoặc quan hệ liên Triều xuống dốc... khi cả Washington và Seoul đều đánh giá tập trận là cần thiết."

Trong khi đó, chuyên gia Zhao Tong từ Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua tại Bắc Kinh cho rằng các chuyến bay của Trung Quốc mang một số ý nghĩa.

Chuyên gia này nhận xét: "Việc nối lại các cuộc tập trận Mỹ-Hàn và việc Nhật Bản hiện đại hóa quân đội sẽ được Trung Quốc xem là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của chính nước này và các chuyến bay của máy bay Trung Quốc có thể được thực hiện nhằm phát đi tín hiệu răn

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.