Thăm những di tích gắn liền với hoạt động cách mạng của Bác Hồ ở Thủ Đô

Tại Thủ đô, nhiều ngôi nhà đơn sơ đã trở thành "địa chỉ đỏ" lưu dấu hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An (ngõ 319 An Dương Vương, Tây Hồ, Hà Nội) là nơi đầu tiên Bác ở và làm việc khi trở về từ chiến khu Việt Bắc. Từ 23/8 đến 25/8/1945, Bác đã làm việc với các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh... về kết quả tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho ngày ngày tuyên ngôn độc lập. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sau lần đó, gia đình và nhân dân địa phương còn vinh dự được đón Bác về thăm vào ngày 24/11/1946 sau khi Bác đi dự khai mạc Hội nghị Văn hoá Toàn quốc. Di tích nhà cụ An gồm có các hạng mục: Cổng, sân, nhà lưu niệm Bác Hồ... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những di vật có trong di tích như tủ đứng cao, sập gỗ chân quỳ (làm giường nằm và là nơi làm việc cho Bác), một va ly mây (mới làm lại), chiếc giường nhỏ, cùng một số hiện vật về quá trình hoạt động cách mạng của Bác. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhà cụ An là nơi Bác Hồ ở trong khoảng thời gian rất ngắn, nhưng những tình cảm yêu thương sâu nặng của Bác đối với nhân dân địa phương còn lắng đọng mãi mãi qua nhiều thế hệ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Với những giá trị nêu trên, năm 1984 di tích nhà cụ An được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội gắn biển di tích cách mạng-kháng chiến.(Ảnh: PV/Vietnam+)
Gian phòng trưng bày những hình ảnh, hiện vật lịch sử liên quan đến hoạt động cách mạng trong khoảng thời gian Bác ở đây. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nơi Bác Hồ ngồi làm việc cùng đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh vào ngày 25/8/1945. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tập sách báo tư liệu về quá trình Bác Hồ sống và làm việc tại đây. Phú Gia và Phú Xá là hai thôn thuộc xã Phú Thượng, nơi có phong trào cách mạng mạnh mẽ. Do đó, Đảng ta đã quyết định chọn nhà cụ An thôn Phú Gia là một trong những cơ sở “An toàn khu” Trung ương, làm nơi Bác Hồ dừng chân nghỉ trước khi về Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội. Nơi đây, năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngôi nhà thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có.(Ảnh: PV/Vietnam+)
Không gian tầng 1 lưu giữ nhiều kỷ vật về Bác: Bản Tuyên ngôn độc lập, bộ quần áo kaki Bác mặc ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Năm tháng trôi qua, căn nhà 48 Hàng Ngang nay được mở cửa cho khách đến tham quan, tìm hiểu. Căn nhà trở thành một di tích lịch sử thiêng liêng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bộ quần áo kaki Bác mặc khi đọc Tuyên ngôn Độc lập. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Căn phòng ở gác 2 - nơi Bác dùng để tiếp khách. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Căn phòng ở tầng 2 - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngôi nhà được xếp hạng Di tích Quốc gia. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Một góc trưng bày giới thiệu về gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô - người từng là chủ sở hữu căn nhà. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nằm bên dòng sông Nhuệ, cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 10 km, làng Vạn Phúc (Hà Đông) không chỉ nổi tiếng về nghề dệt lụa cổ truyền mà còn là một miền quê giàu truyền thống cách mạng. Tại đây có Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" ngày 19/12/1946. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trong thời gian ở đây, Người đã cùng các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cách mạng quan trọng. Tại ngôi nhà này, trong hai ngày 18-19/12/1946, Người đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng, phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngôi nhà ba gian, hai tầng xây dựng năm 1941-1942 được giữ gìn nguyên trạng làm khu vực chính Nhà lưu niệm Bác Hồ. Trong ảnh là phòng trưng bày một số hình ảnh hiện vật của Bác trong thời gian Người ở và làm việc tại Vạn Phúc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những hình ảnh tư liệu về phong trào cách mạng ở Hà Đông bấy giờ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trải qua nhiều biến động lịch sử, ngôi nhà được bảo tồn, trở thành nơi tham quan, hỗ trợ và phát triển giáo dục toàn diện. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Học sinh được tiếp cận hiện vật, nghe kể những câu chuyện xưa để càng thêm yêu và trân trọng truyền thống yêu nước của dân tộc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhóm học sinh tiểu học hào hứng lắng nghe thuyết minh về lịch sử kháng chiến. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tầng hai phục dựng không gian nơi Bác ở và làm việc. Căn phòng nhỏ có diện tích chưa đầy 12 mét vuông vẫn còn đó chiếc giường gỗ đơn sơ Bác nằm. Kề bên giường là bàn làm việc, trên bàn cóchiếc đèn dầu hỏa, trang bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngôi nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch là nơi Bác đã sống 15 năm liên tục, từ 1954 đến 1969. Sau khi Bác qua đời, nơi đây được bảo tồn nguyên vẹn và trở thành điểm tham quan của mọi người dân khi đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngôi nhà sàn gỗ 2 tầng, diện tích mỗi tầng gần 40m² là kiểu nhà sàn đồng bào các dân tộc ở chiến khu. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh là "tổng công trình sư" vừa thiết kế, vừa trực tiếp chỉ đạo thi công, lắp ráp ngôi nhà theo đúng với ý tưởng của Bác. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhà sàn ở khuất dưới nhiều cây cao kín đáo, có rèm tre để tránh mưa che nắng. Phòng làm việc của Bác nằm trên tầng 2. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đây là ngôi nhà duy nhất làm bằng gỗ với lối kiến trúc hoàn toàn khác với các công trình người Pháp xây xung quanh nhưng lại hài hòa khiêm nhường bên cỏ cây hoa lá trong vườn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cầu thang, hành lang được làm rộng để có không gian cho Bác làm việc hoặc trao đổi công việc với cán bộ. Đây là "địa chỉ đỏ" đối với khách tham quan Thủ đô muốn tìm hiểu về lịch sử cách mạng cũng như sự nghiệp, nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục