Ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame) đã đổ sập, khi một đám cháy lớn bùng phát vào khoảng 19h tối ngày 15/4 (giờ địa phương) tàn phá phần mái của công trình mang phong cách kiến trúc Gothic lừng danh này.
Sau vụ hỏa hoạn Nhà thờ Đức Bà Paris, các nhà khảo cổ được phép tìm kiếm bên dưới di tích và những hiện vật họ khai quật đã làm sáng tỏ thêm lịch sử của một trong những biểu tượng của nước Pháp.
Nhà thờ Đức Bà Paris - công trình mang tính biểu tượng tôn giáo và văn hóa của nước Pháp - được phục hồi nhờ sức lao động của khoảng 2.000 người với tổng chi phí hơn 700 triệu euro.
Đến thăm Nhà thờ Đức Bà sau khi hoàn tất trùng tu, Tổng thống Pháp Macron đã choáng ngợp trước những gì mà các nghệ nhân đã miệt mài làm việc trong suốt 5 năm để "biến than bụi thành nghệ thuật."
Được tái sinh từ đống đổ nát của thảm họa hỏa hoạn năm 2019, Nhà thờ Đức Bà Paris đã trở lại với vẻ đẹp lộng lẫy và uy nghiêm, chứng minh khát vọng phục hồi một di sản văn hóa mang tầm quốc tế.
Ngọn tháp nhà thờ, sụp đổ cách đây 5 năm, một lần nữa đã hiện ra trên bầu trời Paris sau khi giàn giáo được tháo dỡ, số tiền dư sẽ được dùng cho hoạt động phục hồi "khẩn cấp" bề mặt bằng đá bên ngoài.
Hệ thống phun nước dưới mái và tháp nón Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ ngay lập tức ngăn lửa lan rộng nếu xảy ra cháy. Đây là hệ thống chống cháy đầu tiên được trang bị cho một nhà thờ tại Pháp.
Ở thời điểm hiện tại, ngọn tháp mới của Nhà thờ Đức Bà đã hiện lên sừng sững trên nền trời của thủ đô Paris và dự kiến sẽ được hoàn tất khi "kinh đô ánh sáng" đăng cai Olympic 2024.
Nhà chức trách Pháp khẳng định tiến độ dọn dẹp vết tích mà "giặc lửa" để lại trên khoảng 42.000 m2 tường, đồ trang trí và những mái vòm của nhà thờ này đang "tiến triển tốt."
Các khu chôn cất bên dưới Nhà thờ Đức Bà là một phát hiện khoa học đáng chú ý, được phát lộ trong cuộc khai quật phục vụ công tác phục dựng ngọn tháp chuông của nhà thờ.
Những người sống gần Nhà thờ Đức Bà đã đệ đơn khiếu nại các cơ quan công quyền đã không kịp thời ngăn chặn nguy cơ nhiễm độc chì sau vụ hỏa hoạn, đe dọa đến tính mạng người dân.
Tổng Giám mục Paris khẳng định mục tiêu của việc gây quỹ là hiện đại hóa để "đưa nhà thờ bước vào thế kỷ 21," song vẫn đảm bảo việc bảo tồn bản sắc theo tinh thần của truyền thống Kitô giáo.
Tổng thống Pháp nhấn mạnh cần tiếp tục huy động mọi nỗ lực trong 3 năm tới để đáp ứng mục tiêu mà chính phủ đề ra là phục dựng biểu tượng hơn 800 năm tuổi này của nước Pháp trong vòng 5 năm.
Trong bối cảnh nhà thờ kiến trúc Gothic này vẫn đang trong quá trình xây dựng lại, các nghệ sỹ phải biểu diễn trong bộ đồ bảo hộ lao động và không có khán giả tới xem.
Nhà thờ Đức Bà bị hỏa hoạn tàn phá của Pháp sẽ được phục hồi như cũ và sẽ sẵn sàng để tham dự Thánh lễ trước Thế vận hội Olympic Paris 2024. Đây là cam kết chính thức từ các nhà chức trách.
Theo Bộ trưởng Văn hóa Pháp, quyết định cuối cùng vẫn tùy thuộc vào Tổng thống Emmanuel Macron, người cho đến nay vẫn ủng hộ việc phục dựng công trình có từ thế kỷ 13 này theo kiến trúc hiện đại.
Một cần trục đã nâng các công nhân lên giàn giáo để đánh giá lần cuối trước khi các công nhân khác có thể bắt đầu công việc cưa nhỏ hệ thống giàn giáo được lắp ráp từ khoảng 40.000 ống kim loại.
Ngày 31/5, giới chức thủ đô Paris của Pháp đã dỡ bỏ những hàng rào kim loại cao được dựng bao quanh quảng trường phía trước Nhà thờ Đức Bà, cho phép du khách có thể nhìn cận cảnh công trình.
Kể cả khi dịch bệnh COVID-19 chưa bùng phát thì việc phục dựng đã rất phức tạp khi các nhân viên phải dọn dẹp các đám tro bụi có hàm lượng chì cao do phần mái nhà thờ bị cháy gây ra.
Ông Macron nhấn mạnh việc phục dựng Nhà thờ Đức Bà là rất quan trọng, vì ngoài giá trị lịch sử, văn hóa, công trình kiến trúc này cũng đồng thời là biểu tượng cho sự kiên cường của người dân Pháp.
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bủa vây nước Pháp, hoạt động phục dựng di sản thế giới Nhà thờ Đức Bà Paris buộc phải đình chỉ, mục tiêu 5 năm hoàn thành càng xa vời hơn nữa.
Một trong số những người đứng đầu Hiệp hội kiến trúc Pháp Eric Wirth cho rằng việc xây dựng lại phần mái của Nhà thờ bằng bất cứ vật liệu khác mà không phải bằng gỗ là một sai lầm.
Khả năng không thể cứu vãn kiến trúc vòm kiểu Gothic của Nhà thờ Đức Bà ở Paris, Pháp được cho là lên tới 50% bởi hệ thống giàn giáo được dựng lên để tu sửa nhà thờ trước vụ hỏa hoạn có nguy cơ bị đổ
Thánh lễ vào nửa đêm Giáng sinh vẫn sẽ được Linh mục quản nhiệm Nhà thờ Đức Bà, Patrick Chauvet, tổ chức, tuy nhiên, địa điểm tổ chức sẽ diễn ra tại nhà thờ Saint-Germain l'Auxerrois cũng ở Paris.
Tại cuộc họp Ủy ban các vấn đề văn hóa Hạ viện Pháp, tranh cãi càng trở nên gay gắt khi 2 bên không nhất trí được nên thay thế "ngọn tháp xoắn" trên nóc Nhà thờ bằng một "bản sao" y hệt hay pha trộn.
Kiến trúc sư Philippe Villeneuve - người phụ trách công tác phục dựng Nhà thờ Đức Bà - ngày 15/10 khẳng định việc xây dựng lại có thể hoàn tất trong 5 năm, nếu chỉ tái hiện lại như nguyên mẫu.
Người đứng đầu chính quyền khu vực Paris Michel Cadot đã cho phép nối lại công tác đảm bảo an toàn cho Nhà thờ Đức Bà Paris, cho rằng việc khử chì sẽ giúp người lao động được an toàn.
Bộ Văn hóa Pháp khẳng định cần phải có biện pháp cấp bách nhằm đảm bảo an toàn cho phần cấu trúc còn lại của Nhà Thờ Đức Bà Paris, vốn đang trong quá trình xử lý ô nhiễm chì.
Trong vụ cháy Nhà thờ Đức Bà, khoảng 300 tấn chì từ phần mái và tháp chuông đã bị tan chảy, gây ra lượng bụi chì lớn trong không khí, đe dọa sức khỏe của cư dân sống gần khu vực, đặc biệt là trẻ em.