Người đứng đầu IAEA Rafael Grossi từng cảnh báo rằng Tehran có đủ uranium làm giàu đến mức gần cấp độ vũ khí để chế tạo một số quả bom hạt nhân nếu họ muốn làm như vậy.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden từ lâu đã hứa sẽ khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Ngày 11/9, một quan chức Israel tiết lộ nước này không cho rằng các bên liên quan sẽ đạt được thỏa thuận khôi phục JCPOA trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ.
Iran bác bỏ chỉ trích của Anh, Pháp và Đức trước đó cùng ngày rằng "yêu cầu của Tehran đang phá hoại các cuộc đàm phán" nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Người phát ngôn chính phủ Iran cho biết Tehran kiên quyết đưa những yêu cầu của mình vào một thỏa thuận khả thi, đồng thời nhắc lại rằng Iran sẽ không từ bỏ cuộc đàm phán hạt nhân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran nhấn mạnh Tehran đang nỗ lực để các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho Iran và đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của nước này.
Iran nhấn mạnh vấn đề vấn đề ba địa điểm hạt nhân chưa công bố của Iran đã ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa IAEA với Tehran và các bên “không được lợi dụng vấn đề này làm một cái cớ để trừng phạt Iran."
Ngoại trưởng Iran cho biết sau khi nhận được phản hồi của Mỹ về quan điểm mà Iran đã gửi tới EU, Iran sẽ nghiên cứu liệu các lợi ích của mình và các lằn ranh đỏ có được bảo đảm hay không.
Bản dự thảo cuối cùng xác định các bước mà Iran-Mỹ sẽ phải thực hiện để quay trở lại việc tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hạt nhân Iran ban đầu năm 2015 với tên gọi chính thức là JCPOA.
Đại diện của Nga tại Vienna cho rằng có thể sớm đạt được đồng thuận về JCPOA nếu tất cả các nước tham gia đàm phán đồng ý với văn bản do điều phối viên Liên minh châu Âu đưa ra vào ngày 8/8.
Quan chức ngoại giao cấp cao của Iran cho biết những đề xuất của EU có thể chấp nhận được nếu đáp ứng những yêu cầu của Iran về các vấn đề trừng phạt và sự bảo đảm của Mỹ đối với JCPOA.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh cho biết nếu các bên đạt được thỏa thuận tại Vienna trong ngày 14/6 thì mọi biện pháp mà Iran áp dụng về mặt kỹ thuật có thể được đảo ngược.
Ngoại trưởng Iran Amir-Abdollahian nhấn mạnh điều quan trọng nhất là các biện pháp trừng phạt kinh tế cần được dỡ bỏ một cách hiệu quả và Mỹ từ bỏ chính sách gây sức ép tối đa với Iran.
Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh nêu rõ: "Các cuộc đàm phán nghiêm túc và hướng tới việc đạt kết quả với các sáng kiến đặc biệt của Iran, đã được tổ chức."
Ngoại trưởng Iran Amir Abdollahian cho biết chuyến thăm của Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Liên minh châu Âu tới Iran "là cơ hội khác nhằm tập trung các sáng kiến giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
Ngoại trưởng Iran cho rằng Mỹ cần phải đưa ra quyết định "thực tế" và "dũng cảm" để bù đắp cho cách tiếp cận "sai lầm" của nước này trong quá khứ, tiến tới việc đạt được một thỏa thuận lâu dài.
Ngoại trưởng Iran nhấn mạnh nước này đang thúc giục phía Mỹ thực tế hơn và việc dỡ bở lệnh cấm vận ở tất cả lĩnh vực và bảo đảm kinh tế nằm trong số những ưu tiên hàng đầu của phái đoàn đàm phán Iran.
Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei hối thúc chính quyền của Tổng thống Ebrahim Raisi giải quyết những vấn đề của đất nước trước, bất kể các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân.
Ngoại trưởng Iran cho rằng Mỹ cần đưa ra một hoặc 2 điểm thiết thực trước khi có thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào, ví dụ như dỡ bỏ phong tỏa các tài sản của Iran tại các ngân hàng nước ngoài.
Bộ Ngoại giao Iran nhấn mạnh Washington nên đưa ra quyết định chính trị để hồi sinh thỏa thuận, đồng thời khẳng định Tehran sẽ "không chờ đợi mãi" để khôi phục thỏa thuận.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi nhấn mạnh: "Các cuộc đàm phán tại Vienna vẫn đang được theo đuổi một cách quyết liệt và nghiêm túc. Chúng tôi đã không rời khỏi bàn đàm phán."
Bộ Ngoại giao Iran cho biết ngay sau khi Iran nhận được phản hồi của Mỹ về một số vấn đề quan trọng, các nhà đàm phán Iran sẽ có thể trở lại Vienna và tiến tới đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Đăng tải trên Twitter, ông Shamkhani - thư ký Hội đồng an ninh quốc gia tối cao của Iran - nêu rõ Iran đang theo đuổi các sáng kiến để thúc đẩy đạt được một thỏa thuận trong đàm phán.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cho biết các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã có bước tiến triển song cần thêm nỗ lực để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chương trình hạt nhân Iran đã có những bước tiến mà thỏa thuận ký năm 2015 có thể sẽ không còn đảm bảo được những lợi ích cơ bản nếu không được sửa đổi.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình nhà nước IRIB, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian nêu rõ Iran "chưa thấy sáng kiến nghiêm túc hoặc đáng kể nào từ phía Mỹ."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran nhắc lại lời kêu gọi về việc bảo đảm Mỹ sẽ không rút khỏi thỏa thuận năm 2015, vốn từng "chệch hướng" khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi JCPOA.
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng các cuộc đàm phán liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran đã đạt đến “điểm bước ngoặt,” đồng thời nhấn mạnh sẽ cần một lộ trình khác với Tehran nếu không đạt tiến bộ mới.