Chi tiết mức án sơ thẩm của 34 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
Đối với nhóm bị cáo bị truy tố 3 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới,” Trương Mỹ Lan nhận mức án chung thân.
Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định đưa vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan ra xét xử. Hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm là nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản. Trong khoảng thời gian từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng.
Đối với nhóm bị cáo bị truy tố 3 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới,” Trương Mỹ Lan nhận mức án chung thân.
Bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nhận mức án chung thân; 33 bị cáo còn lại nhận các mức án từ 2 năm đến 23 năm tù giam.
Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận mức án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” 12 năm tù về tội “Rửa tiền,” 8 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.”
Sáng 17/10, sau gần một tháng xét xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm.
Tại phiên tòa vào sáng 11/10, Trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án, bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm được nói lời sau cùng.
Là bị cáo đầu tiên nói lời sau cùng, Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) hứa cố gắng khắc phục hậu quả vụ án, xin giảm nhẹ hình phạt cho chồng, cháu và em dâu cấp dưới.
Viện Kiểm sát cho biết đã ghi nhận thái độ chuyển biến và ý thức khắc phục hậu quả của bị cáo Trương Mỹ Lan nhưng vẫn cần thiết áp dụng mức hình phạt cao nhất của các tội danh bị truy tố đối với Lan.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát, Trần Thị Mỹ Dung và Bùi Anh Dũng bày tỏ ân hận về việc đã làm, nói lời xin lỗi tới hàng chục nghìn người bị hại.
Tự bào chữa, bị cáo Trương Vincent Kinh cho rằng, sau khi được cơ quan điều tra giải thích về hành vi sai phạm, bị cáo đã ăn năn, hối lỗi và gửi lời xin lỗi các trái chủ và gia đình trái chủ.
Tự bào chữa, bị cáo Trương Huệ Vân bày tỏ sự hối hận về “những chữ ký vội vàng” của mình trong việc phát hành gói trái phiếu Công ty An Đông, dẫn tới hậu quả hàng chục nghìn người bị hại trong vụ án.
Theo luật sư Thanh, nếu không vướng vào vụ án này bị cáo sẽ trả đầy đủ gốc, lãi cho các trái chủ bởi rất nhiều người là họ hàng của mình và là cán bộ, nhân viên thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuyên phạt 12 đến 13 năm về tội rửa tiền.
Trong phạm vi vụ án đang xét xử, Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị cáo buộc về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.”
Tập đoàn Novaland khẳng định không nhận được ủy quyền hay có bất kỳ hợp tác nào khác với Công ty Tân Thành Long An trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh nói chung.
Đối với hàng chục tài sản tại Anh, Trung Quốc, bà chủ Vạn Thịnh Phát nói do con gái học tập tại những nước này nên mua cho con để sinh sống và cho thuê lấy tiền phục vụ nhu cầu hàng ngày.
Đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Bitexco (Tập đoàn Bitexco) thừa nhận có nhận 15.712 tỷ đồng từ bị cáo Trương Mỹ Lan để thực hiện triển khai Dự án Khu Tứ Giác Bến Thành.
Trong quá trình xét hỏi những người liên quan, bị cáo Trương Mỹ Lan xin được gỡ kê biên cổ phần tại nhiều công ty để bán, khắc phục hậu quả của vụ án.
Ngày 27/9, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát với phần xét hỏi làm rõ về các vật chứng, tài sản, đồ vật thu giữ... liên quan trong vụ án.
Trong phạm vi vụ án này, Tòa án xem xét giải quyết đối với các bị hại đã mua 6 mã trái phiếu sau: QT2018.12.01, ADC 2018.09, ADC 2018.09.01, ADC 2019.01, SET.H2025, SNW-2018.10.
Bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định việc vận chuyển tiền chỉ liên quan tới bản thân mình và xin chịu hết toàn bộ trách nhiệm cho các bị cáo khác.
Ngày 25/9, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các bị cáo đã khai rõ về kịch bản rửa tiền và vận chuyển tiền giúp sức cho Trương Mỹ Lan.
Ngày 24/9, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2, bị cáo Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.
Trương Mỹ Lan bị cáo buộc cùng các đồng phạm chạy dòng tiền “khống” hợp thức nhà đầu tư sơ cấp cho số trái phiếu phát hành, sau đó thông qua công ty chứng khoán bán trái phiếu cho hàng ngàn người dân.
Trương Mỹ Lan chỉ đạo sử dụng 4 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành 25 mã trái phiếu “khống,” không có tài sản đảm bảo với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu.
Ngày 19/9, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Sáng 19/9, TAND Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; rửa tiền; vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Ở phiên tòa này, bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm hầu tòa với các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Theo Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, việc xét xử vắng mặt các bị hại, đương sự trong vụ án Trương Mỹ Lan không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bị hại, đương sự.
Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản," "Rửa tiền..." từ ngày 19/9-19/10 tới.
Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư liên quan gửi đơn yêu cầu bồi thường trước ngày 30/8, sau thời hạn này, các yêu cầu sẽ được giải quyết qua vụ án dân sự khác, nếu cần.