TP.HCM cho phép khai thác du lịch khu bến Bạch Đằng hết năm 2022

Thành phố Hồ Chí Minh cho phép tiếp tục tổ chức khai thác du lịch đường sông nội đô kết hợp phục vụ ẩm thực trên sông ở cầu bến số 2, 3 Khu bến Bạch Đằng, quận 1 đến ngày 31/12/2022.
TP.HCM cho phép khai thác du lịch khu bến Bạch Đằng hết năm 2022 ảnh 1Bến Bạch Đằng. (Ảnh: Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Thành phố Hồ Chí Minh cho phép tiếp tục tổ chức khai thác du lịch đường sông nội đô kết hợp phục vụ ẩm thực trên sông tại cầu bến số 2, 3 Khu bến Bạch Đằng thuộc quận 1 đến ngày 31/12/2022.

Đó là nội dung được Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình tại cuộc họp về tổ chức khai thác cầu bến số 2, 3, 4 Khu bến Bạch Đằng.

Trong thời gian chờ thực hiện quy hoạch hoàn chỉnh Khu công viên bến Bạch Đằng, lãnh đạo thành phố thống nhất tiếp tục tổ chức khai thác du lịch đường sông nội đô kết hợp phục vụ ẩm thực trên sông tại cầu bến số 2, 3, Khu bến Bạch Đằng, đến ngày 31/12/2022, thực hiện di dời không bồi thường khi Thành phố Hồ Chí Minh triển khai quy hoạch Khu công viên bến Bạch Đằng.

Hiện tại, cầu bến số 2 có kết cấu bằng bêtông cốt thép, chiều dài dọc sông 80m, rộng 9m, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Xanh DP quản lý khai thác tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy từ bến Bạch Đằng đi Cần Giờ, Vũng Tàu. Khu vực bến đã được chỉnh trang, xây dựng nhà chờ và các công trình phụ trợ để phục vụ hành khách du lịch.

[TP.HCM đưa vào hoạt động tuyến vận tải du lịch đường thủy đầu tiên] 

Trong khi đó, cầu bến số 3 có cầu bến bằng bêtông cốt thép, chiều dài dọc bến 85m, chiều rộng 10,5m, có 2 cầu dẫn bằng bêtông cốt thép nối vào bờ rộng 6m.

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đang sử dụng khai thác 40m cầu bến phía thượng lưu để tàu nhà hàng Sài Gòn và 5 canô chở khách du lịch cập bến đón trả hành khách. Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an Thành phố, sử dụng 40m cầu bến, tính từ trung tâm cầu bến trở về phía hạ lưu sông Sài Gòn để neo đậu phương tiện thủy phục vụ công tác.

Riêng với cầu bến số 4 (bến Nguyễn Kiệu), kết cấu bằng bêtông cốt thép, chiều dài dọc sông 45m, chiều rộng 10m; lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Sở Giao thông Vận tải yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Hào Huy chịu trách nhiệm thực hiện di dời không bồi thường tại nhà hàng Elisa kể từ tháng Ba vừa qua.

Cùng đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chủ trì họp nghe Sở Giao thông Vận tải báo cáo về dự thảo Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản cầu bến số 2, 3, 4 Khu bến Bạch Đằng.

Đồng thời, giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị có liên quan rà soát các cảng, bến trên địa bàn thành phố; tham mưu đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thu tiền thuê đất, đất có mặt nước… theo quy định pháp luật./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Cổng nhà rêu phong cùng phần mái ngói đặc trưng của kiến trúc làng cổ Việt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Cự Đà - làng cổ lưu dấu hồn xưa giữa phố thị

Cự Đà là ngôi làng cổ nổi tiếng thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, sở hữu những căn nhà mang nét truyền thống, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, giao thoa hài hòa với vẻ cổ kính đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông.