Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y học Lancet, Italy là nước có tỷ lệ bệnh nhân ung thư sống sót tăng cao trong giai đoạn 1995 – 1999.
Theo nghiên cứu này, trong số những người Italy trưởng thành, số người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt có tỷ lệ sống sót cao nhất. Theo đó, 79,1% những người mắc loại bệnh ung thư trên đã sống thêm 5 năm trong giai đoạn 1995 - 1999. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong giai đoạn 2005 – 2009 là 89,7%/.
Bên bạnh đó, số người mắc bệnh ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và ung thư vú cũng có tỷ lệ sống sót cao với tỷ lệ từ 82,8% - 86,2%. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi sống sót cũng gia tăng, từ 12,9% lên 14,7%. Chỉ có bệnh nhân ung thư bạch cầu là có tỷ lệ sống sót giảm nhẹ, từ 47% xuống 46,7%.
Thành tựu này đã đưa Italy trở thành một trong những nước có tỷ lệ bệnh nhân ung thư sống sót cao nhất trên thế giới, ngang hàng với Thụy Sỹ và Thụy Điển. Về tổng thể, tỷ lệ bệnh nhân ung thư sống sót ở Italy cao hơn cả ở Anh và Pháp.
Nghiên cứu được thực hiện ở hơn 25 triệu người tại 67 quốc gia này cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể tỷ lệ sống sót đối với trẻ em Italy bị bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính, tăng từ 82,2% trong giai đoạn 1995 lên 87,7% vào 10 năm sau.
Theo số liệu do Cơ quan thống kê EU (Eurosat) công bố hôm thứ ba, cho đến nay ung thư vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong cho con người ở EU, trong đó ở Italy tỷ lệ này là 45,2% trong giai đoạn 2001-2011.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet cũng cho thấy khoảng cách lớn trong điều trị cho trẻ em bị mắc bệnh viêm bạch cầu nói trên trên toàn cầu. Ở Jordan, tỷ lệ sống sót của trẻ em khi bị mắc bệnh này chỉ có 16,45% trong giai đoạn 2005 – 2009, ở Lesotho là 39,5% và Tunisia là 50,15%.
Theo nghiên cứu trên, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư sống sót gia tăng, cũng như xu hướng gia tăng tỷ lệ này ở các nước đang phát triển, chủ yếu là do chuẩn đoán sớm, kết hợp với các biện pháp điều trị tốt hơn như xạ trị và phẫu thuật, đặc biệt là trong điều trị ung thư trực tràng.
Theo giáo sư Claudia Allemani - trưởng nhóm nghiên cứu trên và là giảng viên cao cấp khoa ung thư của trường đại học vệ sinh dịch tế và bệnh nhiệt đới London, ung thư gây tử vong lớn hơn nhiều so với các loại bệnh khác ở một số nước và không nên để có khoảng cách lớn về tỷ lệ sống sót khi mắc bệnh này giữa các nước trong thế kỷ 21.
Giáo sư Allemani cũng cho rằng, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư sống sót có sự khác nhau đáng kể là do các yếu tố có thể thay đổi như sự sẵn sàng và chất lượng của dịch vụ chẩn đoán và điều trị. Kết quả nghiên cứu trên có thể được sử dụng để tính toán mức độ đầu tư vào hệ thống chăm sóc sức khỏe để cải thiện tính hiệu quả.
Giáo sư Allemani cũng hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ khuyến khích các chính trị gia cải thiện chính sách y tế và đầu tư vào chăm sóc sức khỏe./.