Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 19/1, ViệtNam và Bhutan đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao tại trụ sở Pháiđoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc ở New York, Mỹ.
Tại lễ ký thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Bhutan, ông LêHoài Trung, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tạiLiên hợp quốc và ông Latu Wangchuck, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đạidiện thường trực Vương quốc Bhutan tại Liên hợp quốc, thay mặt Chính phủ Việt Namvà Chính phủ Bhutan ký "Thông cáo chung về Thiết lập Quan hệ Ngoại giaogiữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Bhutan."
Việt Namvà Bhutan nhất trí trao đổi đại diện ngoại giao ở cấp đại sứ và áp dụngCông ước Vienna năm 1962 về quan hệ ngoại giao và Công ước Vienna năm 1963về quan hệ lãnh sự trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa hai nước.Sau lễ ký, các văn kiện liên quan đến việc thiết lập quan hệ ngoại giaogiữa Việt Nam và Bhutan sẽ được trình lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc, lưu hành nhưcác văn kiện chính thức tại Liên hợp quốc và được thông báo đến tất cả các nướcthành viên Liên hợp quốc.
Phát biểu tại lễ ký, Đại sứ Bhutan Wangchuckđánh giá cao những thành tựu to lớn của Chính phủ và nhân dân Việt Namtrong sự nghiệp giải phóng đất nước trước đây và công cuộc xây dựng,phát triển đất nước hiện nay. Chính phủ và nhân dân Bhutan sẽ luôn nỗ lựccủng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam trên mọi lĩnhvực. Đại sứ Wangchuck khẳng định thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Bhutan là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới nhằm đápứng nguyện vọng tăng cường và phát triển các mối quan hệ cùng có lợigiữa chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam-Bhutan.
Vươngquốc Bhutan là một nước nhỏ ở châu Á, thủ đô là Thimphu, diệntích khoảng 46.000km2, dân số hơn 2 triệu người trong đó 75% theo đạoPhật, Quốc khánh ngày 17/12 (1907); thể chế chính trị: quân chủ lậphiến, đứng đầu Nhà nước hiện nay là Vua Jigme Khesar Namyet Wangchuck, đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Jigme Y.Thinley. Quốc hội Bhutan gồm 2 cơ quan: Hội đồng Quốcgia (Thượng viện) và Quốc hội (Hạ viện). Năm 2007, Tổng sản phẩm quốcnội (GDP) của Bhutan đạt 3,359 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 5.200 USD.Tuy nhiên, do địa hình phần lớn là đồi núi, kinh tế Bhutan chủ yếu dựavào phát triển thủy điện, du lịch, nông nghiệp và trồng rừng./.
Tại lễ ký thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Bhutan, ông LêHoài Trung, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tạiLiên hợp quốc và ông Latu Wangchuck, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đạidiện thường trực Vương quốc Bhutan tại Liên hợp quốc, thay mặt Chính phủ Việt Namvà Chính phủ Bhutan ký "Thông cáo chung về Thiết lập Quan hệ Ngoại giaogiữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Bhutan."
Việt Namvà Bhutan nhất trí trao đổi đại diện ngoại giao ở cấp đại sứ và áp dụngCông ước Vienna năm 1962 về quan hệ ngoại giao và Công ước Vienna năm 1963về quan hệ lãnh sự trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa hai nước.Sau lễ ký, các văn kiện liên quan đến việc thiết lập quan hệ ngoại giaogiữa Việt Nam và Bhutan sẽ được trình lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc, lưu hành nhưcác văn kiện chính thức tại Liên hợp quốc và được thông báo đến tất cả các nướcthành viên Liên hợp quốc.
Phát biểu tại lễ ký, Đại sứ Bhutan Wangchuckđánh giá cao những thành tựu to lớn của Chính phủ và nhân dân Việt Namtrong sự nghiệp giải phóng đất nước trước đây và công cuộc xây dựng,phát triển đất nước hiện nay. Chính phủ và nhân dân Bhutan sẽ luôn nỗ lựccủng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam trên mọi lĩnhvực. Đại sứ Wangchuck khẳng định thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Bhutan là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới nhằm đápứng nguyện vọng tăng cường và phát triển các mối quan hệ cùng có lợigiữa chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam-Bhutan.
Vươngquốc Bhutan là một nước nhỏ ở châu Á, thủ đô là Thimphu, diệntích khoảng 46.000km2, dân số hơn 2 triệu người trong đó 75% theo đạoPhật, Quốc khánh ngày 17/12 (1907); thể chế chính trị: quân chủ lậphiến, đứng đầu Nhà nước hiện nay là Vua Jigme Khesar Namyet Wangchuck, đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Jigme Y.Thinley. Quốc hội Bhutan gồm 2 cơ quan: Hội đồng Quốcgia (Thượng viện) và Quốc hội (Hạ viện). Năm 2007, Tổng sản phẩm quốcnội (GDP) của Bhutan đạt 3,359 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 5.200 USD.Tuy nhiên, do địa hình phần lớn là đồi núi, kinh tế Bhutan chủ yếu dựavào phát triển thủy điện, du lịch, nông nghiệp và trồng rừng./.
(TTXVN/Vietnam+)