Elon Musk nằm trong số những doanh nhân hàng đầu thường xuyên xuất hiện trên các bản tin và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến những xu hướng công nghệ mới nhất thế giới.
Tuy nhiên, với tư cách một doanh nhân, thành công không đến dễ dàng với Elon Musk - chỉ mới vài năm trước, ông vẫn còn phải vật lộn với cả sự nghiệp và cuộc sống của mình, và gần như là một kẻ tay trắng.
Những bài học thành công của Elon Musk có ý nghĩa đặc biệt với những doanh nhân trẻ, và chúng ta sẽ cùng điểm lại chúng.
1. Tin vào ý tưởng của mình
Doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tiên của Elon Musk là các trang quảng cáo giới thiệu sản phẩm theo dạng danh sách liệt kê như Yelp từ thời Internet vẫn còn chưa phổ biến.
Khi đó, Elon Musk và em trai đã tiếp cận các chủ cửa hàng và đề nghị đưa họ vào danh sách, nhưng không ai tin tưởng và muốn tên cửa hàng mình xuất hiện trên trang web.
Tuy nhiên, hai anh em vẫn không nản lòng, tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình và cuối cùng bán được nó cho Compaq với giá 407 triệu USD.
Elon Musk toàn tâm toàn ý dốc sức cho ý tưởng của mình đến mức thường xuyên ngủ gục trên bàn làm việc ở văn phòng, và các kỹ sư khác cũng quen với việc mỗi sáng đến và đánh thức ông dậy.
2. Khởi động sớm và thật mạnh mẽ
Cũng như trang web khởi nghiệp Zip2, Elon Musk bắt đầu suy nghĩ về ngân hàng trực tuyến từ buổi bình minh của Internet. Ông muốn mở một ngân hàng trực tuyến mà sau nãy sẽ “thống trị tất cả.”
Với số tiền có được sau khi bán Zip2 cho Compaq, ông mở một công ty giao dịch thanh toán trực tuyến có tên X.com.
Nhưng do không có đầy đủ kiến thức về các vấn đề tài chính, ông đã hợp tác với những người có chúng, và họ trở thành những nhà đồng sáng lập của X.com - mà sau này được biết đến với cái tên PayPal.
3. Luôn “làm bài tập về nhà”
Elon Musk chỉ đứng sau Steve Jobs trong thời hiện đại với tư cách những người có tầm ảnh hưởng lớn trong những ngành nghề khác nhau.
Bạn sẽ đọc được trong hồ sơ của ông những cái tên như Zip2, PayPal, Tesla và SpaceX. Nhưng lý do cho thành công của ông là gì? Ông luôn chuẩn bị kỹ và luôn trong tư thế sẵn sàng.
Khi Elon Musk tiến vào ngành công nghiệp không gian và hàng không, nhiều ông lớn trong ngành cho rằng ông cũng chỉ là một trong nhiều triệu phú khác bỏ tiền ra phục vụ thú vui của mình đề rồi thất bại tràn trề.
Nhưng Elon Musk không nghĩ vậy. Ông không chỉ chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để gia nhập mà còn đặt ra những mục tiêu rõ ràng. Và bây giờ, ông đang định nghĩa lại những tiêu chuẩn trong ngành.
4. Thuê những nhân tài mới mẻ và tin tưởng họ
Chúng ta thường nghe thấy những tin tức về việc tuyển dụng những tên tuổi lớn trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Tuy nhiên, Elon Musk đã xây dựng đội ngũ ở cả SpaceX và Tesla chủ yếu từ việc thuê những nhân tài mới. Ông không bao giờ ngần ngại tự mình liên lạc với họ.
Dù đội ngũ này có thể gây ra những sai sót lớn vì thiếu kinh nghiệm, nhưng họ cũng có khả năng tạo ra những thành công lớn nhờ năng lượng trẻ và sự năng động của người lãnh đạo.
Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra nếu bạn luôn là người làm gương đi trước. Theo một đồng nghiệp của Elon Musk thời mới lập nghiệp, nếu đội của ông làm việc 20 tiếng một ngày, Elon Musk sẽ làm việc 23 tiếng.
5. Thay đổi cách làm việc truyền thống
Ngành công nghiệp không gian và hàng không đã và vẫn đang tuân theo những quy ước làm việc cũ. Khi Elon Musk gia nhập ngành hàng không, một trong những thách thức chính của SpaceX là đối đầu với những công ty lớn như Boeing.
SpaceX đã đưa ra ý tưởng tên lửa có thể tái sử dụng, và cú hạ cánh thành công mới đây nhất của tên lửa của SpaceX hồi tháng 4 là bước tiến lớn của họ.
Những chiến lược cắt giảm chi phí giờ đã trở thành điểm cộng cho SpaceX cạnh tranh với những ông lớn trong ngành, và lần đầu tiên, những chuyến bay chở khách bay vào không gian gí rẻ có cơ may sẽ trở thành sự thật.
6. Chiến đấu, chiến đấu và chiến đấu không ngừng
Elon Musk là một chiến binh luôn phản đòn rất nhanh. Khi X.com lâm vào tình thế khó khăn, một số người đã thuyết phục ban giám đốc công ty cách chức giám đốc điều hành của Elon Musk.
Ông nhận được tin này khi đang đi nghỉ trăng mật (sau 9 tháng kết hôn), và bắt chuyến bay ngay kế tiếp để về xử lý tình hình.
Tương tự, khi công ty Tesla Motor không hoàn thành hạn chót sản xuất cho mẫu xe Tesla Roaster, và công ty đứng trước bờ vực phá sản, một trong số các thành viên ban quản trị đã từ chối bỏ thêm vốn để loại Elon Musk và chiếm vị trí của ông.
Nhưng Elon đã phản kháng lại, đánh cược toàn bộ vào khoản thế chấp để tránh phá sản và vượt qua. Trong cuộc chiến này, Elon đã ngã bệnh và mất hàng tháng để hồi phục. Vì thế, mọi doanh nhân đều phải biết tự chăm sóc cho bản thân và dùng những công cụ theo dõi để luôn cập nhật về tình hình sức khỏe của mình.
7. Luôn tận hưởng cuộc sống và ăn mừng thành công
Mặc dù bận rộn với công việc, Elon Musk luôn tìm được thời gian để tận hưởng cuộc sống.
Khi nhận được phần chia từ khoản tiền bán công ty khởi nghiệp đầu tiên của mình, ông lập tức mua ngay một căn hộ rộng 170m2 và chuyển khỏi căn hộ cũ mà ông từng sống cùng 3 người khác.
Ông cũng mua một chiếc ôtô McLaren giá 1 triệu USD, và kênh CNN thậm chí còn làm hẳn một phim tài liệu về việc chở chiếc xe đó đến nhà ông./.