76% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ nhân lực đáp ứng an toàn thông tin

Theo ông Nguyễn THành Hưng - Chủ tịch Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam, có đến 68% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu hàng năm
Ông Nguyễn Thành Hưng - Chủ tịch Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Tại Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022 diễn ra vào sáng 24/11, ông Nguyễn Thành Hưng - Chủ tịch Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) đã nêu ra một số vấn đề lớn về an toàn thông tin tại Việt Nam.

Cụ thể, VNISA đã tiến hành khảo sát 135 tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam về công tác đảm bảo an toàn thông tin. Theo đó, cứ 4 tổ chức, doanh nghiệp thì có một đã từng bị gián đoạn hệ thống, dịch vụ bị tấn công mạng trong năm 2022. Có đến 76% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ nhân lực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện tại. Có 87% tổ chức, doanh nghiệp lo ngại về yếu tố con người, 58% đơn vị lo ngại về điểm yếu tố công nghệ và 47% lo sợ về lỗ hổng quy trình. 68% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu hàng năm

"Vì vậy, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã lựa chọn chủ đề 'Chung tay bảo vệ người dân và Doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn' cho Hội thảo nhằm góp phần tìm ra những lời giải hiệu quả cho vấn đề này," ông Nguyễn Thành Hưng cho biết.

[Sẽ thành lập Liên minh tuyên truyền kỹ năng bảo đảo ATTT] 

Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng thông kêu gọi Hiệp hội, các doanh nghiệp, cộng đồng an toàn an ninh mạng cùng chung tay đưa Việt Nam trở thành một quốc gia tự chủ về công nghệ, sản phẩm phục vụ an toàn, an ninh mạng.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

"Bộ Thông tin và Truyền thông cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Hiệp hội và các doanh nghiệp trong tiến trình này," ông Dũng khẳng định.

Ông Dũng cũng hy vọng thông qua sự kiện này, mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân sẽ có thêm sẽ có thêm nhận thức và hành trang để từ đó tự tin thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số nhanh hơn./

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục