Lực lượng an ninh Afghanistan đã chính thức tiếp quản nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên toànquốc từ tay lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu. Đây được coi là thờikhắc lịch sử cho thấy sứ mạng cao cả của người dân Afghanistan nhằm tựkhẳng định mình trong các vấn đề quan trọng quyết định tương lai của đấtnước.
Thế nhưng, việc các vụ đánh bom xảy ra tại thủ đô Kabul ngay sau lễ “bàn giao” như một điềm báo rằng nhiệm vụ duytrì an ninh và ổn định tại Afghanistan sẽ vô cùng khó khăn. Không ítngười đặt câu hỏi rằng liệu lực lượng an ninh “non trẻ” của Afghanistanđã thực sự sẵn sàng chiến đấu với phong trào nổi dậy vẫn quyết liệt saugần 12 năm xung đột?
Câu hỏi này thực sự cấp thiết tại thànhphố Jalalabad, thủ phủ tỉnh Nangarhar gần biêngiới với Pakistan. Tại Nangaha, với dân số chủ yếu là người Pashtun -thành phần chính trong lực lượng Taliban, quân nổi dậy thường xuyên phụckích lực lượng chính phủ, đặt bom văn phòng của các tổ chức nhân đạo vàhiện vẫn đang kiểm soát nhiều khu vực nông thôn với các cánh đồng thuốcphiện. Nangaha bị coi là một khu vực nguy hiểm và hiện lực lượng nướcngoài vẫn đồn trú tại hơn một nửa trong tổng số 22 quận của tỉnh này.
Người ta hy vọng tình hình trên sẽ có sự thay đổi sau khi Tổngthống Hamid Karzai khẳng định lực lượng quân đội Afghanistan đảm trách anninh trên cả nước, trong khi lực lượng quân đội Mỹ và nước ngoài khác sẽhoàn toàn chuyển sang nhiệm vụ hỗ trợ và cố vấn.
Mặc dù vậy, người dânAfghanistan nhìn chung vẫn lo ngại về khả năng lực lượng an ninh nước nàycó thể bảo vệ họ trước các vụ tấn công của các nhóm nổi dậy mà họ cholà đã được vũ trang và huấn luyện tại nước láng giềng Pakistan. Họ cũngcho rằng lực lượng Afghanistan vẫn chưa có đủ các vũ khí hạng nặng hoặchỏa lực cần thiết để có thể đảm đương trọng trách này.
10năm trước, Afghanistan không có lực lượng an ninh quốc gia và cách đây 5năm, quốc gia này mới chỉ có một lực lượng mỏng manh. Tuy nhiên, đếnnay, nước này đã có một lực lượng tương đối hùng hậu với 350.000 binh sỹquân đội và cảnh sát được đào tạo cơ bản và đã chịu trách nhiệm bảo đảman ninh tại 312 quận trên toàn quốc, nơi có gần 30 triệu người sinhsống, chiếm khoảng 80% dân số.
Sau khi nhận “bàn giao,” họ sẽ chịu tráchnhiệm bảo đảm an ninh tại tất cả 403 quận của 34 tỉnh, thành trên cảnước. Tất nhiên, bên cạnh các lực lượng an ninh Afghanistan vẫn có sự hỗtrợ, bọc lót của các lực lượng liên quân. Sau khi chuyển giao, liênquân sẽ chuyển sang vai trò trợ giúp, bao gồm nhiệm vụ đào tạo, giám sátvà hỗ trợ chiến đấu trong những tình huống khẩn cấp, chủ yếu là hìnhthức không kích và sơ tán.
Theo kế hoạch, vào cuối năm nay,lực lượng liên quân tại Afghanistan sẽ giảm một nửa và đến cuối năm 2014,toàn bộ lực lượng chiến đấu sẽ rút khỏi quốc gia Nam Á này.
Hiện cókhoảng 100.000 binh sỹ từ 48 nước, trong đó có 66.000 lính Mỹ đang đồntrú tại Afghanistan.
Tổng thống Mỹ Barack Obama chưa chobiết cụ thể số binh sỹ Mỹ cùng với các lực lượng của Tổ chức Hiệp ướcBắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ ở lại Afghanistan để làm nhiệm vụ hỗ trợ vàcố vấn, song có tin cho biết khoảng 9.000 lính Mỹ và khoảng 6.000 línhcủa các nước đồng minh sẽ đảm nhận sứ mạng mới.
Các lực lượng liên quânsẽ hỗ trợ lực lượng an ninh Afghanistan trong các chiến dịch quân sự khiđược yêu cầu, song quân đội và cảnh sát sẽ phải chịu trách nhiệm về kếhoạch và chỉ huy các chiến dịch quân sự chống lại lực lượng nổi dậy.
Mỹcho biết Afghanistan sẽ nhận được các loại vũ khí mà họ yêu cầu như mộthạm đội máy bay trực thăng vận tải MI-17, máy bay chở hàng và máy bay hỗtrợ bộ binh. Tuy nhiên, Afghanistan muốn được trang bị xe tăng và cácmáy bay chiến đấu hiện đại, song yêu cầu này của họ khó có thể được đápứng do vấn đề chi phí và huấn luyện kỹ năng. Cuộc chiến tại quốc gia NamÁ này đã quá “hao người, tốn của.”
Trong bối cảnh đó, tiếntrình hòa giải ở Afghanistan có dấu hiệu được khởi động khi Taliban lậpvăn phòng chính trị tại thủ đô Doha của Qatar với ý định tiếnhành đối thoại với cộng động quốc tế và các nhóm ở Afghanistan về mộtgiải pháp hòa bình cho quốc gia Nam Á này.
Phát biểu khi tham dự hộinghị Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G-8) tại Bắc Ireland ngày 18/6, Tổng thống Mỹ Obama đánh giá sự kiện trên là bước điquan trọng đầu tiên tiến tới sự hòa hợp mặc dù đó mới chỉ là sự khởi đầuvà còn muôn vàn khó khăn ở phía trước.
Trong khi đó, Mỹ và Talibancũng có thể sẽ ngồi vào bàn thương lượng để thảo luận cách thức chấm dứtđổ máu tại Afghanistan trong vài ngày tới.
Vạn sự khởi đầunan! Khởi xướng một tiến trình hòa bình đã khó, nhưng việc hiện thức hóaý tưởng đó còn khó khăn hơn nhiều. Mặc dù vậy, dư luận hy vọng bước điđầu tiên nói trên sẽ đưa Afghanistan ra khỏi cảnh “nồi da nấu thịt” nhằmmang lại sự ổn định, an ninh và thịnh vượng cho quốc gia Nam Á luôn chìmtrong bất ổn này./.