Theo phóng viên TTXVN tại London, Thủ tướng AnhDavid Cameron ngày 3/1 đã bác bỏ lời kêu gọi của Tổng thống Argentina CristinaFernández về việc trao trả chủ quyền quần đảo Falkland mà phía Argentina gọi làMalvinas, khẳng định "sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ lợi ích" của người dân ởquần đảo phía Nam Đại Tây Dương này.
Phản ứng của ông Cameron sau động thái của bà Fernández đã khiến tranh cãibấy lâu nay giữa Anh và Argentina về chủ quyền đối với Falkland/Malvinas lại"nóng" lên ngay từ những ngày đầu năm mới 2013.
Ông Cameron cho rằng tương lai của quần đảo trên phải do người dân nơi đâyquyết định. Ông nói: "Bất cứ khi nào được hỏi, người dân quần đảo cũng muốn giữnguyên hiện trạng là lãnh thổ thuộc chủ quyền Vương quốc Anh và Bắc Ireland."
Theo kế hoạch, vào tháng 3 năm nay, chính quyền trên quần đảoFalkland/Malvinas sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế chính trị mà giới truyềnthông dự báo sẽ có đa số ủng hộ việc tiếp tục là lãnh thổ thuộc chủ quyền Anh.
Bộ Ngoại giao Anh cũng lên tiếng chỉ trích Chính phủ Argentina "không lắngnghe nguyện vọng của người dân trên quần đảo này," và bác bỏ bất cứ đề xuất đàmphán nào về chủ quyền.
Trước đó, bà Fernández đã gửi thư cho ông Cameron nhân 180 năm ngày xảy rasự kiện mà bà gọi là "quần đảo Falkland/Malvinas bị cưỡng chiếm."
Trong thư, bàFernández đã cáo buộc Chính phủ Anh là "thực dân" và yêu cầu "khôi phục chủquyền lãnh thổ" của quần đảo này bằng cách trao trả lại cho phía Argentina.
Bà cũng đề nghị phía Anh tôn trọng nghị quyết của Liên hợp quốc và nêntiến hành đàm phán để dàn xếp tranh chấp về chủ quyền Falkland/Malvinas. Đâykhông phải là lần đầu tiên bà Fernández trực tiếp nêu vấn đề này với nhà lãnhđạo Anh.
Tháng 6/2012, tại hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế mới nổi và pháttriển (G-20) ở Mexico, bà đã tìm cách chuyển cho ông Cameron tập hồ sơ gồm nhữngnghị quyết của Liên hợp quốc.
Quan hệ giữa Anh và Argentina liên quan quần đảo Falkland/Malvinas đã trởnên căng thẳng sau khi London cho phép các công ty thăm dò và khai thác dầu khítại vùng biển tranh chấp.
Với tổng diện tích vùng biển bao quanh có khả năngkhai thác dầu khí lên tới 400.000 km2, khu vực này được các chuyên gia đánh giácó tiềm năng dầu khí khổng lồ.
[Argentina kiện công ty Anh khai thác nơi tranh chấp]
Hơn 30 năm trước, ngày 2/4/1982, Argentina từng cho quân đổ bộ lênMalvinas/Falkland với mong muốn giành lại quần đảo bị Anh chiếm giữ từ năm 1833,song đã thất bại sau cuộc chiến kéo dài 74 ngày.
Năm 1995, hai nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác thăm dò và khai thácdầu khí tại vùng biển trên, song Argentina đã quyết định chấm dứt hiệu lực củavăn bản này vào năm 2007 do Anh đơn phương tổ chức đấu thầu thăm dò và khai thácdầu khí ở đây.
Đến nay, Liên hợp quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biệnpháp hòa bình giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, phía Anh cho rằng không tồn tạitranh chấp về chủ quyền tại Falkland/Malvinas./.
Phản ứng của ông Cameron sau động thái của bà Fernández đã khiến tranh cãibấy lâu nay giữa Anh và Argentina về chủ quyền đối với Falkland/Malvinas lại"nóng" lên ngay từ những ngày đầu năm mới 2013.
Ông Cameron cho rằng tương lai của quần đảo trên phải do người dân nơi đâyquyết định. Ông nói: "Bất cứ khi nào được hỏi, người dân quần đảo cũng muốn giữnguyên hiện trạng là lãnh thổ thuộc chủ quyền Vương quốc Anh và Bắc Ireland."
Theo kế hoạch, vào tháng 3 năm nay, chính quyền trên quần đảoFalkland/Malvinas sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế chính trị mà giới truyềnthông dự báo sẽ có đa số ủng hộ việc tiếp tục là lãnh thổ thuộc chủ quyền Anh.
Bộ Ngoại giao Anh cũng lên tiếng chỉ trích Chính phủ Argentina "không lắngnghe nguyện vọng của người dân trên quần đảo này," và bác bỏ bất cứ đề xuất đàmphán nào về chủ quyền.
Trước đó, bà Fernández đã gửi thư cho ông Cameron nhân 180 năm ngày xảy rasự kiện mà bà gọi là "quần đảo Falkland/Malvinas bị cưỡng chiếm."
Trong thư, bàFernández đã cáo buộc Chính phủ Anh là "thực dân" và yêu cầu "khôi phục chủquyền lãnh thổ" của quần đảo này bằng cách trao trả lại cho phía Argentina.
Bà cũng đề nghị phía Anh tôn trọng nghị quyết của Liên hợp quốc và nêntiến hành đàm phán để dàn xếp tranh chấp về chủ quyền Falkland/Malvinas. Đâykhông phải là lần đầu tiên bà Fernández trực tiếp nêu vấn đề này với nhà lãnhđạo Anh.
Tháng 6/2012, tại hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế mới nổi và pháttriển (G-20) ở Mexico, bà đã tìm cách chuyển cho ông Cameron tập hồ sơ gồm nhữngnghị quyết của Liên hợp quốc.
Quan hệ giữa Anh và Argentina liên quan quần đảo Falkland/Malvinas đã trởnên căng thẳng sau khi London cho phép các công ty thăm dò và khai thác dầu khítại vùng biển tranh chấp.
Với tổng diện tích vùng biển bao quanh có khả năngkhai thác dầu khí lên tới 400.000 km2, khu vực này được các chuyên gia đánh giácó tiềm năng dầu khí khổng lồ.
[Argentina kiện công ty Anh khai thác nơi tranh chấp]
Hơn 30 năm trước, ngày 2/4/1982, Argentina từng cho quân đổ bộ lênMalvinas/Falkland với mong muốn giành lại quần đảo bị Anh chiếm giữ từ năm 1833,song đã thất bại sau cuộc chiến kéo dài 74 ngày.
Năm 1995, hai nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác thăm dò và khai thácdầu khí tại vùng biển trên, song Argentina đã quyết định chấm dứt hiệu lực củavăn bản này vào năm 2007 do Anh đơn phương tổ chức đấu thầu thăm dò và khai thácdầu khí ở đây.
Đến nay, Liên hợp quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biệnpháp hòa bình giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, phía Anh cho rằng không tồn tạitranh chấp về chủ quyền tại Falkland/Malvinas./.
(TTXVN)