Argentina khẳng định chủ quyền đảo tranh chấp với Anh

Tổng thống Argentina đã nhắc lại đòi hỏi chủ quyền của nước này đối với quần đảo Malvinas, do phía Anh kiểm soát và gọi là Falkland.
Tổng thống Argentina Cristina Fernandez Kirchner ngày 6/8 đã nhắc lại đòi hỏichủ quyền của nước này đối với quần đảo Malvinas, do phía Anh kiểm soát và gọilà Falkland.

Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổng thống Kirchner nêu rõđây không phải là một lập trường phi thực tế, và Buenos Aires chỉ muốn nghịquyết của Liên hợp quốc được thực thi, song song với việc hai nước cùng ngồixuống thảo luận về quần đảo Malvinas/Falklands.

Bà Kirchner cũng nhắc lại nghị quyết số 2065 được Đại hội đồng Liên hợpquốc thông qua năm 1965 trong đó kêu gọi hai nước cùng đàm phán giải quyết hòabình tranh chấp, song từ đó đến nay, chính phủ Anh luôn từ chối thương thuyếtvới lý do tôn trọng quyền và nguyện vọng của người dân trên quần đảo này.

Trước việc Anh lại một lần nữa từ chối đàm phán, bà Kirchner nhấn mạnh mộtnghị quyết do Liên hợp quốc - một tổ chức đa quốc gia có thẩm quyền lớn nhất -thông qua đòi hỏi các nước thành viên của tổ chức này cam kết tôn trọng thựchiện nghị quyết đó.

Cũng tham gia cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đại sứ Anh MarkLyall Grant tại Liên hợp quốc khẳng định chính phủ nước này không thể chối bỏnguyện vọng của người dân quần đảo Falklands/Manvinas thể hiện qua cuộc trưngcầu ý dân hồi tháng Ba năm nay, theo đó 98% người dân tại đây bỏ phiếu ủng hộgiữ quy chế Malvinas/Falklands là một trong những vùng lãnh thổ của Anh ở hảingoại.

Đại sứ Grant nêu rõ cuộc thảo luận liên quan đến chủ quyền quần đảo này sẽkhông diễn ra trừ phi những người dân trên quần đảo mong muốn thực hiện điềunày.

Đại sứ Anh đồng thời nhấn mạnh với tư cách là một nước thành viên Liên hợpquốc, Vương quốc Anh và Bắc Ireland hoàn toàn tôn trọng các quyền và nghĩa vụcủa mình và dựa vào Hiến chương Liên hợp quốc để thực hiện nguyên tắc tự quyếtđịnh chủ quyền đối với quần đảo Falklands/Malvinas.

Argentina hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên tại Hội đồng Bảo an trongtháng Tám, trong khi Anh là ủy viên thường trực tại cơ quan có quyền lực tối caonày của Liên hợp quốc. Quan hệ ngoại giao song phương gặp nhiều sóng gió kể từđầu năm nay khi Anh tiến hành trưng cầu ý dân về quy chế đối với quần đảoMalvinas/Falklands, khiến Buenos Aires phản đối mạnh mẽ.

Trước đó, Thủ tướng Anh David Cameron đã bác bỏ lời kêu gọi của Tổng thốngKirchner về việc trao trả quần đảo Malvinas/Falklands và khẳng định "sẽ làm bấtcứ điều gì để bảo vệ lợi ích" của người dân ở quần đảo phía Nam Đại Tây Dươngnày.

Tháng Tư năm nay, Chính phủ Argentina cũng đã đề xuất đàm phán với Anh,đồng thời khẳng định hòa bình và ngoại giao là con đường duy nhất cho việc giảiquyết tranh chấp đối với quần đảo này.

Quần đảo Malvinas/Falklands bị quân đội Anh chiếm giữ từ năm 1833. Năm1982, Argentina tấn công quân đồn trú Anh nhưng chỉ chiếm giữ được quần đảo nàytrong 74 ngày trước khi bị đánh bại. Cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của 649binh sỹ Argentina và 255 lính Anh.

Năm 2010, bất đồng ngoại giao giữa hai bên bùng phát căng thẳng trở lạikhi London cho phép tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển quanh quầnđảo tranh chấp.

Tháng 6/2012, Tổng thống Kirchner đã có bài phát biểu tại Đại hội đồng vàỦy ban Phi thực dân hóa của Liên hợp quốc, cáo buộc Anh "làm ngơ một cách có hệthống" các nghị quyết của Liên hợp quốc liên quan đến quần đảo này./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ukraine

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra vào thời điểm Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa và xem xét đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO.