Theo bảng xếphạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (GPI) 2013 do Viện Kinh tế và Hòa bình - trụ sởtại Australia - vừa công bố, Singapore cùng Nhật Bản và Bhutan là ba nướcchâu Á nằm trong tốp 20 quốc gia hòa bình nhất thế giới.
Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đứng thứ 41 trong số 162 nước được khảosát và đứng thứ tư trong các nước thành viên ASEAN.
Trong bảng xếp hạng mới nhất này, Singapore đứng đầu ở các nước ĐôngNam Á và giữ vị trí thứ 16 trên tổng số 162 nước được khảo sát. Đâylà một bước tiến mạnh của đảo quốc Sư tử khi tăng 7 bậc so với xếphạng năm ngoái.
Ủy viên Nghị viện Singapore, Baey Yam Keng cho rằng xếp hạng GPI đã nânguy tín của Singapore trên trường quốc tế như một quốc gia rất an toàn, đồngthời hy vọng rằng xếp hạng này sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong những năm tới.
Quan chức trên đánh giá nỗ lực của hệ thống luật pháp và thực thi pháp luậtcũng như cố gắng của người dân Singapore đã tạo nên thành công này.
Trong khi đó, các học giả Singapore lưu ý bên cạnh hình ảnh một xã hộiổn định với cơ sở hạ tầng tốt và không có căng thẳng lớn về chính trị, sắc tộchay kinh tế, Singapore cũng cần thận trọng vì nếu để hệ số Gini (dùng để đánhgiá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập) tiếp tục cao như hiện naythì xếp hạng GPI của đảo quốc Sư tử sẽ đi xuống.
Chỉ số GPI xem xét 23 yếu tố, từ mức độ chi tiêu quốc phòng của quốc gia cho tớiquan hệ với các nước láng giềng và tỷ lệ tội phạm. Chỉ số này hiện được nhiều tổchức quốc tế, chính phủ và tổ chức phi chính sử dụng./.
Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đứng thứ 41 trong số 162 nước được khảosát và đứng thứ tư trong các nước thành viên ASEAN.
Trong bảng xếp hạng mới nhất này, Singapore đứng đầu ở các nước ĐôngNam Á và giữ vị trí thứ 16 trên tổng số 162 nước được khảo sát. Đâylà một bước tiến mạnh của đảo quốc Sư tử khi tăng 7 bậc so với xếphạng năm ngoái.
Ủy viên Nghị viện Singapore, Baey Yam Keng cho rằng xếp hạng GPI đã nânguy tín của Singapore trên trường quốc tế như một quốc gia rất an toàn, đồngthời hy vọng rằng xếp hạng này sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong những năm tới.
Quan chức trên đánh giá nỗ lực của hệ thống luật pháp và thực thi pháp luậtcũng như cố gắng của người dân Singapore đã tạo nên thành công này.
Trong khi đó, các học giả Singapore lưu ý bên cạnh hình ảnh một xã hộiổn định với cơ sở hạ tầng tốt và không có căng thẳng lớn về chính trị, sắc tộchay kinh tế, Singapore cũng cần thận trọng vì nếu để hệ số Gini (dùng để đánhgiá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập) tiếp tục cao như hiện naythì xếp hạng GPI của đảo quốc Sư tử sẽ đi xuống.
Chỉ số GPI xem xét 23 yếu tố, từ mức độ chi tiêu quốc phòng của quốc gia cho tớiquan hệ với các nước láng giềng và tỷ lệ tội phạm. Chỉ số này hiện được nhiều tổchức quốc tế, chính phủ và tổ chức phi chính sử dụng./.
(TTXVN)