Dưới góc độ người tiêu dùng, việc mua các nông sản địa phương là cách tốt nhất để họ có sự gắn bó với các vụ mùa cây trái trong vùng. Danh mục các sản phẩm được thay đổi hàng tuần, điều đó cho bạn biết những loại trái cây nào đang được trồng trong vùng. Nó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng nhận được những sản phẩm chính vụ, sản lượng dồi dào nhất và đương nhiên là giá cũng ở thời điểm rẻ nhất.
Nói một cách ngắn gọn, việc khuyến khích tiêu dùng nông sản ngay tại thị trường nội địa giúp khách hàng hưởng lợi và người nông dân cũng tránh được tình trạng “được mùa mất giá.”
[Bài 1: Vì sao “Trang trại đến Bàn ăn” quan trọng với người Mỹ?]
Theo một báo cáo năm 2015, khoảng 97% các trang trại ở Mỹ là do các gia đình, cá nhân hoặc công ty gia đình điều hành. Việc mua sắm các thực phẩm có nguồn gốc địa phương là giải pháp tốt để lưu giữ dòng tiền cho nền kinh tế quốc dân. Theo phân tích của hãng “New Economics Foundation” có trụ sở tại Vương quốc Anh, tính trung bình, một trang trại địa phương có thể tạo ra nguồn thu nhập gấp đôi cho nền kinh tế so với thu nhập của một siêu thị trên cùng một khu vực.
[“Trang trại tới Bàn ăn” góp phần tăng trưởng nền kinh tế]
Tuy nhiên, những lợi ích từ phong trào “Trang trại đến Bàn ăn” và những tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế - nông nghiệp địa phương đã được Berkeley Bowl – chuỗi cửa hàng rau quả thực phẩm nổi tiếng - ứng dụng một cách thành công tại bang California.
Ra đời từ năm 1977, cửa hàng rau quả địa phương nhỏ bé Berkeley Bowl thuộc sở hữu của hai thương gia Glenn and Diane Yasuda, giờ đây đã phát triển thành hệ thống 2 siêu thị thực phẩm lớn tại thành phố Berkeley (California).
[NOPA và 8 lợi ích từ nhà hàng mô hình “Trang trại đến Bàn ăn”]
Nếu nhân tố mấu chốt của phong trào “Trang trại đến Bàn ăn” là sự gắn kết trực tiếp giữa nông dân và người tiêu dùng, thì ở đây, nhân viên bán hàng của Berkeley Bowl chính là những người hàng ngày đi gặp gỡ nông dân, tuyển lựa rau quả, nếm thử từng loại sản phẩm tại trang trại.
Họ là người hiểu rõ nhất ai đã làm ra nông sản đang bày bán trong siêu thị này và tư vấn trực tiếp cho mỗi khách hàng về chất lượng của từng loại rau quả, thực phẩm.
Tại bang California, những nhân viên của hệ thống của Berkeley Bowl nổi bật ở biệt tài lựa chọn rau và hoa quả.
Phóng viên TTXVN đã có dịp ghi nhận một ngày làm việc của siêu thị trứ danh này. Từ khi trời tờ mờ sáng, ngoài sân, trong kho của hệ thống Berkeley Bowl trên đại lộ Heinze là những nhóm nhân viên hối hả làm việc theo từng công đoạn, chuyển hàng vào kho, tuyển lựa bằng tay từng loại rau quả, thực phẩm và sắp xếp hợp lý theo các danh mục. Tại Berkeley Bowl, rau quả hữu cơ và rau quả thông thường dược phân thành hai khu với mức giá riêng biệt. Nông sản cùng loại nhưng nguồn gốc hữu cơ luôn có giá trị cao hơn.
[Trang trại cộng đồng giúp người Mỹ giải bài toán thực phẩm sạch]
Suốt từ năm 1977, triết lý kinh doanh của hệ thống Berkeley Bowl luôn là giá cả phải chăng nhưng tập trung thu lợi nhuận nhờ bán số lượng lớn và họ vẫn kiên định với định hướng kinh doanh đó từ vài thập kỷ qua./.
[Chân dung người nông dân Mỹ gốc Việt bên bờ sông Mississippi]