Bãi thử hạt nhân Triều Tiên đã trở thành điều quá khứ

Bãi thử hạt nhân duy nhất Punngye-ri của Triều Tiên, giờ chỉ còn là quá khứ, khi Bình Nhưỡng chính thức phá dỡ cơ sở này ngày 24/5, đánh dấu bước đầu tiên hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa.
Bãi thử hạt nhân Triều Tiên đã trở thành điều quá khứ ảnh 1Bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. (Nguồn: Sky News)

Bãi thử hạt nhân Punngye-ri, bãi thử duy nhất được biết tới của Triều Tiên, giờ chỉ còn là quá khứ, khi Bình Nhưỡng chính thức phá dỡ cơ sở này ngày 24/5, đánh dấu bước đầu tiên hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa.

Bãi thử hạt nhân Puggye-ri nằm ở Kilku, tỉnh Bắc Hamgyong, được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất trong chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, cùng với khu tổ hợp Yongbyon. Tất cả 6 vụ thử hạt nhân của Triều Tiên đều được tiến hành tại đây, trong đó có vụ thử hạt nhân mới nhất và có sức công phá mạnh nhất hồi tháng 9 năm ngoái.

Bao quanh bởi đồi núi cao hơn 1.000 mét và được xây dựng trong các khối đá gra-nít ngầm, giới phân tích nhận định, Punngye-ri có các điều kiện địa lý tối ưu để chịu được các cú sốc từ các vụ nổ và giảm thiểu nguy cơ rò rỉ phóng xạ. Bãi thử này có 4 đường hầm ngầm, được xây dựng nhằm ngăn khí độc hoặc mảnh vụn văng ra. Nhiều bức tường ngăn cách và các cửa khóa cũng được bố trí để giảm thiểu rủi ro.

[Triều Tiên: Lễ dỡ bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri kéo dài hơn 5 giờ]

Giới chuyên gia nhận xét, Triều Tiên đã phá hủy bãi thử hạt nhân vô cùng quan trọng với chính bản thân quốc gia này. Họ cũng cho rằng, việc phá bỏ bãi thử sẽ giúp củng cố bầu không khí tích cực, hướng tới cuộc gặp thượng đỉnh được kỳ vọng lâu nay giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng tới.

Ông Chang Cheol-un, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Đại học Kyungnam chia sẻ: “Bãi thử Punngye-ri là nơi Triều Tiên sử dụng để cải thiện năng lực hạt nhân. Việc phá bỏ bãi thử hạt nhân này nên được xem là bước đi mang tính biểu tượng”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc phá bỏ như vậy không tạo ra tác động đáng kể tới chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, bởi Punggye-ri có thể đã không còn sử dụng được nữa sau nhiều vụ nổ. Một số khác cho rằng, Triều Tiên đã hoàn thiện công nghệ hạt nhân, và không cần tiến hành thêm vụ thử nào nữa./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.