Báo VietnamPlus: Tiếp tục hành trình xoa dịu cơn khát cao nguyên đá

Ngày 30/10, Báo Điện tử VietnamPlus đã trao tặng bồn chứa nước sạch cho 100 hộ nghèo xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, chung tay xoa dịu 'cơn khát' trên cao nguyên đá mùa khô.
Lãnh đạo Báo Điện tử VietnamPlus trao tặng bình nước cho lãnh đạo xã Phố Cáo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lãnh đạo Báo Điện tử VietnamPlus trao tặng bình nước cho lãnh đạo xã Phố Cáo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Phố Cáo ngày cuối Thu năm 2021 bỗng tất bật hơn thường lệ khi ông Giàng Mí Say, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phố Cáo cùng các cán bộ xã đến từng hộ dân bản Tráng Phúng A để khảo sát địa điểm đặt bồn chứa nước sinh hoạt cho những người dân ở đây.

Ngày mai, Báo Điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) sẽ lại chở thêm 100 chiếc bồn inox - thứ đồ dùng bao năm họ ao ước có, lên trao tặng cho bà con dùng để trữ nước sạch, giúp cuộc sống của họ bớt vất vả trong mùa khô.

Năm 2020, Báo Điện tử VietnamPlus đã tặng những chiếc bồn chứa nước như thế này cho các hộ dân bản nghèo Lủng Sính (xã Phố Cáo). Ông Say bảo rằng món quà này đã trở thành tài sản đáng giá nhất trong gia đình họ.

Giúp dân giữ ‘lộc trời’

Xe chúng tôi rời Hà Nội đến Hà Giang trong một sáng tinh mơ, trời mưa tầm tã. Với người miền xuôi, mưa lớn quả thực có chút phiền phức nhưng đối với đồng bào vùng cao nguyên đá quanh năm thiếu nước thì mưa là “lộc trời.”

Nghĩ đến những khó khăn của bà con trong mùa khô, cả đoàn chỉ mong quãng đường ngắn lại để có thể nhanh chóng trao tận tay bà con những chiếc bồn inox.

Năm 2020, một trong những chuyến thiện nguyện của Báo Điện tử VietnamPlus đó là chương trình “Chung tay xoa dịu cơn khát cao nguyên” bằng việc trao tặng các bồn chứa nước cho người dân bản Lủng Sính của xã Phố Cáo.

[Người dân cao nguyên đá và nỗi khắc khoải mong nước]

Thời điểm đó, Chủ tịch Giàng Mí Say đã cho biết hiện trong xã còn một số bản khó khăn, thiếu nước, thiếu vật dụng trữ nước, cần được hỗ trợ.

Chính vì vậy mà năm nay, Báo Điện tử VietnamPlus và nhà tài trợ Samsung Việt Nam quyết định trở lại Hà Giang, mang theo 100 chiếc bồn chứa nước để tặng cho người dân bản Tráng Phúng A.

Đường lên Hà Giang quanh co, khúc khuỷu. Núi trập trùng núi, mây mờ mịt mây. Ngày 30/10, sau nhiều giờ đồng hồ di chuyển, chúng tôi đã có mặt tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Phố Cáo.

Báo VietnamPlus: Tiếp tục hành trình xoa dịu cơn khát cao nguyên đá ảnh 1Người dân được hướng dẫn cách sử dụng bồn chứa nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Chủ tịch xã Giàng Mí Say vui mừng chào đón chúng tôi. Ông bảo rằng một năm qua, những chiếc bồn inox Báo Điện tử VietnamPlus trao tặng đã giúp người dân Lủng Sính vơi bớt nỗi lo thiếu nước vào mùa khô.

“Năm nay, chúng tôi hết sức cảm kích Báo điện tử VietnamPlus đã tặng bồn chứa nước cho 100 hộ dân (457 nhân khẩu) thôn Tráng Phúng A. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa, giúp người dân bớt vất vả. Trước đó, các hộ này luôn thiếu dụng cụ chứa nước, không đủ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Người dân phải đi bộ từ 4-5km để đưa từng can nước về sử dụng hoặc cả xóm dùng chung một bể chứa nước mưa lộ thiên rất mất vệ sinh,” ông Say nói. 

Phát biểu tại buổi lễ trao tặng, ông Trần Tiến Duẩn, Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus cho biết với truyền thống tương thân tương ái, Báo luôn có ý thức trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện nhằm mang đến những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa, đồng hành cùng bà con từng bước vượt qua khó khăn.

“Cao nguyên đá vốn ít mưa và người dân luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi thấy rằng bồn chứa nước là món quà rất thiết thực, sẽ giúp các hộ dân có thêm dụng cụ chứa nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đây là lần thứ hai chúng tôi thực hiện chương trình ‘Chung tay xoa dịu cơn khát cao nguyên’ tại xã Phố Cáo,” nhà báo Trần Tiến Duẩn cho hay.

Nhận chiếc bồn inox, anh Vàng Mí Vàng (40 tuổi) xúc động: “Năm ngoái, tôi được biết người dân bản Lủng Sính được tặng bồn chứa nước đẹp lắm. Chúng tôi ao ước mãi, giá mà nhà mình cũng có… Nay thì ước mơ đã trở thành sự thật, tôi không còn phải leo đồi cả tiếng đồng hồ để đi lấy nước về dùng nữa.”

Vợ chồng anh Vàng có 5 đứa con, lại nuôi thêm một con bò, hai con lợn. Mùa khô, anh cố hết sức “cõng” nước mà vẫn không đủ phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi của gia đình. Hôm nay, anh đưa cả con gái út 2 tuổi xuống trụ sở xã để đón bồn nước. Ngắm món quà mà ánh mắt anh long lanh vui sướng.

Tiếp sức lực lượng biên phòng

Khi kết nối với lãnh đạo địa phương để tiến hành chương trình tặng bồn nước, tình cờ lãnh đạo Báo Điện tử VietnamPlus biết được tình hình thực tế tại điểm chốt của Đồn Biên phòng Phó Bảng cũng như các điểm trường ở vùng biên viễn còn nhiều khó khăn.

Báo VietnamPlus: Tiếp tục hành trình xoa dịu cơn khát cao nguyên đá ảnh 2Báo Điện tử VietnamPlus cũng dành tặng bồn inox chứa nước và những vật dụng cần thiết cho điểm chốt của Đồn Biên phòng tại bản Khó Trư. Đây là một trong những nơi khó khăn và nghèo nhất cả nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Cụ thể, điểm trường và chốt biên phòng cũng thiếu vật dụng trữ nước. Đặc biệt là điểm chốt tại bản Khó Trư, vùng biên giới giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Với sự dẫn đường của Chủ tịch Giàng Mí Say, chúng tôi đến chốt biên phòng bản Khó Trư. Đúng như cái tên cha ông đã đặt, nơi này sao mà “khó”: 23 hộ dân, 129 nhân khẩu, 100% là hộ nghèo, không có điện, không có đường ôtô…

Đây là một trong những nơi khó khăn và nghèo nhất cả nước. Địa hình đồi núi đá, giao thông đi lại khó khăn. Mùa Đông, khí hậu rất khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình từ 0 đến 10 độ C.

Báo VietnamPlus: Tiếp tục hành trình xoa dịu cơn khát cao nguyên đá ảnh 3Quãng đường lên chốt nhiều đoạn phải đi bộ...(Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Để đảm bảo an ninh chính trị trên tuyến biên giới, Ủy ban Nhân dân xã phân công dân quân và công an viên trực chốt chặn làm nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 và kiểm soát xuất nhập cảnh trái phép, gìn giữ bình yên cho Tổ quốc.

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, xã không có kinh phí để đầu tư xây dựng chốt trạm kiểm soát kiên cố. Điểm chốt được dựng lên sơ sài, tạm bợ trên nền đất. Đêm, họ ngủ nhờ ở điểm trường gần đó.

Chính vì vậy, Báo Điện tử VietnamPlus đã tài trợ kinh phí lát nền và tặng chốt một số vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày như: bình nước, tủ lạnh, chăn ấm, chạn bát, đèn pin… "với mong muốn góp phần làm vơi bớt những khó khăn, thiếu thốn để lực lượng dân quân tuyến đầu chống dịch ở thôn Khó Trư yên tâm làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới địa đầu Tổ quốc,"nhà báo Nguyễn Thị Tám, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus chia sẻ.

Nhận món quà từ báo, Đồn trưởng Đỗ Thanh Tùng bày tỏ sự xúc động. Ông cho hay chốt có 4 chiến sỹ canh gác 24/24. Mỗi ngày họ đi tuần 4 lần quanh đường biên để bảo vệ chủ quyền và kiểm soát tình hình phòng chống dịch, ngăn chặn vượt biên trái phép. Cơ sở vật chất rất khó khăn, không có điện, phòng ở tạm bợ nên mùa Đông sương muối rất lạnh. Hàng ngày các chiến sỹ cũng phải vượt quãng đường đá hộc lởm chởm cả đi và về là 2 giờ đồng hồ để mang thực phẩm lên chốt.

“Nhờ có sự hỗ trợ của Báo Điện tử VietnamPlus, chúng tôi có thể dự trữ thực phẩm cho cả tuần, không phải di chuyển liên tục quãng đường dài như trước. Mùa Đông này, trực chốt cũng đỡ vất vả hơn,” ông nói.

Viết tiếp ước mơ đến trường

Song song với các chương trình hỗ trợ trên, Đoàn thanh niên Báo Điện tử VietnamPlus cũng vận động, quyên góp tặng bồn nước, vở, bút, chăn ấm cho các cháu học sinh ở trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở xã Phố Cáo.

Cô giáo Minh Nhâm, Hiệu trưởng trường Mầm non Phố Cáo cho hay trường có 666 em, chia thành một điểm trường chính và 12 điểm trường lẻ rải rác tại các bản. Hiện tại, học sinh ở xã vẫn duy trì việc học tại trường. Các điểm trường cũng thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh.

Báo VietnamPlus: Tiếp tục hành trình xoa dịu cơn khát cao nguyên đá ảnh 4Đoàn thanh niên Báo Điện tử VietnamPlus chuẩn bị quà tại trụ sở xã Phố Cáo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Nhận quà, cô xúc động: “Gia đình các cháu ở đây rất khó khăn. Nhiều phụ huynh không có tiền để mua sách vở cho con đi học. Chúng tôi vẫn thường xin hỗ trợ sách, vở, bút từ các cá nhân, tổ chức. Hôm nay, cô trò chúng tôi rất xúc động khi được Báo Điện tử VietnamPlus trao tặng những quyển vở để các em học sinh có đủ vở viết trong năm học này, có thể tiếp tục được thực hiện ước mơ được cắp sách đến trường cùng bạn bè trang lứa.” 

Trao tặng món quà này cho cô giáo Hiệu trưởng, Phó Tổng Biên tập Nguyễn Thị Tám chia sẻ rằng chuyến đi này là nỗ lực rất lớn của Báo cũng như nhà tài trợ trong bối cảnh khó khăn chung do đại dịch mang lại.

“Việc vận động được kinh phí trong thời điểm này không hề đơn giản vì các đơn vị tài trợ cũng chịu nhiều thiệt hại kinh tế do dịch bệnh. Khi mọi thứ đã sẵn sàng thì diễn biến dịch lại phức tạp tại Hà Giang. Song, mùa khô kéo dài từ tháng Chín đến tháng Tư hàng năm là thời điểm bà con thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nhất là chốt biên phòng và điểm trường đang thiếu đồ dùng trong mùa Đông lạnh giá sắp tới. Vì lẽ đó, chúng tôi quyết tâm lên đường vì biết rằng bà con đang rất mong mỏi,” nhà báo Nguyễn Thị Tám cho biết.

Trong bối cảnh đó, là người trực tiếp điều phối chương trình, Phó Tổng biên tập Nguyễn Thị Tám đã liên hệ chặt chẽ với địa phương để tìm hiểu tình hình, liên tục điều chỉnh kế hoạch để chuyến đi hiệu quả, đảm bảo an toàn phòng dịch.

Báo VietnamPlus: Tiếp tục hành trình xoa dịu cơn khát cao nguyên đá ảnh 5Đoàn cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Điện tử VietnamPlus "trải nghiệm" lội bộ qua những đoạn đường núi bùn và đá hộc rất gập ghềnh, cheo leo lên với điểm chốt Khó Trư. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

“Có vượt qua quãng đường 7km trong một tiếng đồng hồ để lên điểm trường, điểm chốt, chúng tôi mới phần nào hình dung ra những khó khăn của người dân nơi đây. Có đoạn thì dốc đứng, đoạn thì trơn trượt, gồ ghề đá hộc, một bên là vực sâu hun hút, một bên là vách đá cheo leo. Vậy mà các thầy cô giáo, các chiến sỹ biên phòng vẫn đi lại hàng ngày. Trong điều kiện sống khắc nghiệt như vậy nhưng họ vẫn kiên cường hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chúng tôi xúc động khi có thể san sẻ bớt những khó khăn mà họ đang ngày ngày đối mặt,” nhà báo Nguyễn Thị Tám tâm sự.

Ngày 30/10, Báo Điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) đã có mặt tại Ủy ban Nhân dân xã Phố Cáo (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) để trao tặng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây những chiếc bồn inox chứa nước. Đây là năm thứ hai, Báo Điện tử VietnamPlus đồng hành với người dân vùng cao trong hành trình "giải tỏa cơn khát". (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngày 30/10, Báo Điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) đã có mặt tại Ủy ban Nhân dân xã Phố Cáo (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) để trao tặng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây những chiếc bồn inox chứa nước. Đây là năm thứ hai, Báo Điện tử VietnamPlus đồng hành với người dân vùng cao trong hành trình "giải tỏa cơn khát". (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
100 chiếc bồn inbox sẽ được trao tặng cho bà con bản Tráng Phúng A dùng để trữ nước sạch, đặc biệt cần thiết trong mùa khô. Trước đó, vào năm 2020, 64 chiếc bình inox cũng được trao tặng cho bà con ở bản Lủng Sính, xã Phố Cáo. Đây đều là những địa bàn xa và cao nhất của tỉnh Hà Giang, nơi mà người dân còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển nước sạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
100 chiếc bồn inbox sẽ được trao tặng cho bà con bản Tráng Phúng A dùng để trữ nước sạch, đặc biệt cần thiết trong mùa khô. Trước đó, vào năm 2020, 64 chiếc bình inox cũng được trao tặng cho bà con ở bản Lủng Sính, xã Phố Cáo. Đây đều là những địa bàn xa và cao nhất của tỉnh Hà Giang, nơi mà người dân còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển nước sạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thiếu nước sinh hoạt đang là vấn đề gây khó khăn, trở ngại cho việc phát triển đời sống của bà con nơi đây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thiếu nước sinh hoạt đang là vấn đề gây khó khăn, trở ngại cho việc phát triển đời sống của bà con nơi đây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xã Phố Cáo được xem là một trong những 'vùng đất khát' của huyện Đồng Văn. Nguồn nước sinh hoạt của bà con chủ yếu là nước mưa tích trữ trong những bể chứa nhỏ và họ phải cõng nước từ các nơi cách hàng tiếng đồng hồ đi bộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xã Phố Cáo được xem là một trong những 'vùng đất khát' của huyện Đồng Văn. Nguồn nước sinh hoạt của bà con chủ yếu là nước mưa tích trữ trong những bể chứa nhỏ và họ phải cõng nước từ các nơi cách hàng tiếng đồng hồ đi bộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau lần trao tặng bồn nước vào năm 2020 cũng tại xã Phố Cáo, năm 2021 Báo Điện tử VietnamPlus và Samsung Việt Nam quyết định trở lại nơi đây, mang theo 100 chiếc bồn chứa nước để tặng cho người dân bản Tráng Phúng A. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau lần trao tặng bồn nước vào năm 2020 cũng tại xã Phố Cáo, năm 2021 Báo Điện tử VietnamPlus và Samsung Việt Nam quyết định trở lại nơi đây, mang theo 100 chiếc bồn chứa nước để tặng cho người dân bản Tráng Phúng A. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cao nguyên đá vốn ít mưa và người dân luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Do đó, bồn chứa nước là món quà rất thiết thực, giúp các hộ dân có thêm dụng cụ chứa nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cao nguyên đá vốn ít mưa và người dân luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Do đó, bồn chứa nước là món quà rất thiết thực, giúp các hộ dân có thêm dụng cụ chứa nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chủ tịch xã Phố Cáo, ông Giàng Mí Say chia sẻ: 'Chúng tôi hết sức cảm kích Báo Điện tử VietnamPlus đã tặng bồn chứa nước cho 100 hộ dân thôn Tráng Phúng A. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa, giúp người dân bớt vất vả. Trước đó, các hộ này luôn thiếu dụng cụ chứa nước, không đủ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Người dân phải đi bộ từ 4-5km để đưa từng can nước về sử dụng hoặc cả xóm dùng chung một bể chứa nước mưa lộ thiên rất mất vệ sinh.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chủ tịch xã Phố Cáo, ông Giàng Mí Say chia sẻ: 'Chúng tôi hết sức cảm kích Báo Điện tử VietnamPlus đã tặng bồn chứa nước cho 100 hộ dân thôn Tráng Phúng A. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa, giúp người dân bớt vất vả. Trước đó, các hộ này luôn thiếu dụng cụ chứa nước, không đủ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Người dân phải đi bộ từ 4-5km để đưa từng can nước về sử dụng hoặc cả xóm dùng chung một bể chứa nước mưa lộ thiên rất mất vệ sinh.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau những chuyến khảo sát thực địa, tận mắt thấy sự thiếu thốn của bà con trong mùa khô, Báo Điện tử VietnamPlus đã quyết định trở thành cầu nối cùng các nhà hảo tâm chung tay mang bồn nước về với bà con nơi 'vùng đất khát.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau những chuyến khảo sát thực địa, tận mắt thấy sự thiếu thốn của bà con trong mùa khô, Báo Điện tử VietnamPlus đã quyết định trở thành cầu nối cùng các nhà hảo tâm chung tay mang bồn nước về với bà con nơi 'vùng đất khát.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những chiếc bồn inox tuy là món quà nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa hết sức to lớn khi từ đây, mỗi ngày họ sẽ không còn phải gùi từng bình nước để mang về nhà phục vụ sinh hoạt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những chiếc bồn inox tuy là món quà nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa hết sức to lớn khi từ đây, mỗi ngày họ sẽ không còn phải gùi từng bình nước để mang về nhà phục vụ sinh hoạt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Vào năm 2020, Báo Điện tử VietnamPlus cũng đã tặng những chiếc bồn chứa nước như thế này cho các hộ dân bản nghèo Lủng Sính (xã Phố Cáo). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Vào năm 2020, Báo Điện tử VietnamPlus cũng đã tặng những chiếc bồn chứa nước như thế này cho các hộ dân bản nghèo Lủng Sính (xã Phố Cáo). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có bồn trữ nước, bà con sẽ yên tâm hơn và chủ động được nguồn nước sinh hoạt hằng ngày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có bồn trữ nước, bà con sẽ yên tâm hơn và chủ động được nguồn nước sinh hoạt hằng ngày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những món quà này góp phần hoàn thiện tiêu chí vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới của xã Phố Cáo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những món quà này góp phần hoàn thiện tiêu chí vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới của xã Phố Cáo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hình ảnh những người phụ nữ người Mông gùi trên vai chiếc bồn inox nặng hàng chục cân gây ấn tượng mạnh với bất cứ ai. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hình ảnh những người phụ nữ người Mông gùi trên vai chiếc bồn inox nặng hàng chục cân gây ấn tượng mạnh với bất cứ ai. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Báo Điện tử VietnamPlus cũng dành tặng bồn inox chứa nước và những vật dụng cần thiết cho điểm chốt của Đồn biên phòng tại bản Khó Trư. Đây là một trong những nơi khó khăn và nghèo nhất cả nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Báo Điện tử VietnamPlus cũng dành tặng bồn inox chứa nước và những vật dụng cần thiết cho điểm chốt của Đồn biên phòng tại bản Khó Trư. Đây là một trong những nơi khó khăn và nghèo nhất cả nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Báo Điện tử VietnamPlus cũng tài trợ kinh phí lát nền và tặng chốt một số vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày, với mong muốn góp phần làm vơi bớt những khó khăn, thiếu thốn để lực lượng dân quân tuyến đầu chống dịch ở thôn Khó Trư yên tâm làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Báo Điện tử VietnamPlus cũng tài trợ kinh phí lát nền và tặng chốt một số vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày, với mong muốn góp phần làm vơi bớt những khó khăn, thiếu thốn để lực lượng dân quân tuyến đầu chống dịch ở thôn Khó Trư yên tâm làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đường lên bản vô cùng cheo leo với vách núi đá hiểm trở. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đường lên bản vô cùng cheo leo với vách núi đá hiểm trở. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Rất nhiều đoạn dốc không thể đi xe máy, các biên tập viên, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus thành người hỗ trợ kéo, đẩy xe cùng vượt khó để lên bản. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Rất nhiều đoạn dốc không thể đi xe máy, các biên tập viên, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus thành người hỗ trợ kéo, đẩy xe cùng vượt khó để lên bản. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sau những cơn mưa cuối Thu, nhiều đoạn đường sình lầy lội bùn... nhưng không làm khó được đoàn thiện nguyện...(Ảnh: PV/Vietnam+)
Sau những cơn mưa cuối Thu, nhiều đoạn đường sình lầy lội bùn... nhưng không làm khó được đoàn thiện nguyện...(Ảnh: PV/Vietnam+)

Trên đường rời ải Bắc, trong xe chúng tôi bỗng vang lên câu hát: “Chiều biên giới em ơi. Có nơi nào cao hơn. Như đầu sông đầu suối. Như đầu mây đầu gió, như trời quê biên cương…” khiến ai nấy bâng khuâng.

Khó khăn là thế nhưng các chiến sỹ biên phòng, các thầy cô giáo vẫn kiên cường bảo vệ cuộc sống bình yên, chăm lo đời sống nhân dân, như cột mốc biên giới 375-độ cao hơn 1.600m ở bản Khó Trư vẫn kiêu hãnh, hiên ngang gìn giữ mảnh đất địa đầu Tổ quốc./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục