Bầu cử Mỹ: Chạy đua nước rút nhằm giành quyền kiểm soát Thượng viện

Sau cuộc vận động tập trung tại bang Pensylvania, Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc vận động tranh cử cuối cùng tại bang Maryland - nơi ông ủng hộ cử viên Wes Moore giành ghế Thống đốc bang.
Bầu cử Mỹ: Chạy đua nước rút nhằm giành quyền kiểm soát Thượng viện ảnh 1Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại chiến dịch vận động tranh cử ở Albuquerque, New Mexico, ngày 3/11. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ở thời điểm chỉ còn một ngày nữa là tới ngày bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ, các chính khách hàng đầu và các ứng cử viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tiếp tục ráo riết vận động nước rút, đặc biệt là tại các bang chiến địa.

Về phía đảng Dân chủ, sau cuộc vận động tập trung tại bang Pensylvania ngày 6/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc vận động tranh cử cuối cùng vào tối 7/11 (giờ địa phương) tại bang Maryland - nơi ông ủng hộ cử viên Wes Moore giành ghế Thống đốc bang.

Ngày 6/11, cựu Tổng thống Bill Clinton cũng đã tới Nevada, một bang chiến địa khác, để vận động cho Thượng nghị sỹ Catherine Cortez Masto. 

Trong khi đó, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Mark Kelly tại bang Arizona cũng có hoạt động vận động cuối cùng trong ngày 7/11.

[Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ: Hơn 42 triệu cử tri đã bỏ phiếu sớm]

Về phía đảng Cộng hòa, tối 7/11, cựu Tổng thống Donald Trump có mặt tại bang chiến địa quan trọng là Ohio để vận động cho ứng cử viên  JD Vance trong cuộc đua giành ghế Thượng nghị sỹ tại Ohio.

Các đảng viên đảng Cộng hòa lo lắng trước thông tin ông Trump sẽ giành diễn đàn tại đây để tuyên bố quyết định tranh cử Tổng thống năm 2024.

Cựu Tổng thống Trump và ít nhất 3 ứng cử viên đảng Cộng hòa ở 3 bang trọng yếu là Pensylvania, Wisconsin và Michigan đã tuyên bố nghi ngờ tính hợp pháp của các lá phiếu bỏ bằng đường bưu điện.

Tranh cãi về tính pháp lý của các phiếu bầu khiến các bang chiến địa như Pensylvania đối mặt với nguy cơ xảy ra hỗn loạn trong ngày bầu cử. Nếu kết quả không thuận lợi cho đảng Dân chủ, rất có thể việc kiểm phiếu sẽ kéo dài, thậm chí phải kết thúc tại Tòa án Tối cao.

Trước không khí lo ngại về bạo lực chính trị trong ngày bầu cử 8/11, đặc biệt là sau vụ tấn công nhằm vào ông Paul Pelosi (phu quân của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi) cùng việc các nhân viên bầu cử và ứng cử viên bị đe dọa, Nhà Trắng khẳng định không có mối đe dọa bạo lực rõ ràng nào liên quan đến bầu cử và kêu gọi cử tri Mỹ yên tâm đi bỏ phiếu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ukraine

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra vào thời điểm Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa và xem xét đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO.