Biển Đông một năm sau phán quyết: Yên ắng chỉ mang tính tạm thời

Giới phân tích nhận định rằng tình hình tương đối yên ắng ở Biển Đông một năm sau phán quyết của Tòa trọng tài ở La Haye (Hà Lan) không có nghĩa căng thẳng sẽ không bao giờ bùng phát.
Biển Đông một năm sau phán quyết: Yên ắng chỉ mang tính tạm thời ảnh 1Tòa Trọng tài Thường trực. (Nguồn: BBC)

Theo SCMP​, giới phân tích nhận định rằng tình hình tương đối yên ắng ở Biển Đông một năm sau phán quyết của Tòa trọng tài ở La Haye (Hà Lan) không có nghĩa căng thẳng sẽ không bao giờ bùng phát.

Theo giới chuyên gia luật và ngoại giao, tình hình yên ắng này chỉ mang tính tạm thời, và phán quyết của Tòa trọng tài vốn bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với khu vực rộng lớn ở Biển Đông, sẽ vẫn là nguồn gốc chính của căng thẳng trong khu vực trong những năm tiếp theo.

Theo giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, người miêu tả phán quyết trên là "sự lãng quên và cái chết pháp lý ở biển Đông," hoạt động xây dựng và cải tạo của Bắc Kinh, mà Mỹ và các nước đồng minh chỉ trích là “nguy hiểm và gây bất ổn,” đã làm hoảng hốt các nước láng giềng khu vực vốn lo sợ gánh chịu sự o ép chính trị của Bắc Kinh nếu họ gây sức ép với Trung Quốc về phán quyết này.

[Tình hình Biển Đông một năm sau phán quyết của PCA]

Giáo sư Carlyle Thayer nói: “Chỉ cần các bên liên quan trực tiếp phán quyết (Philippines và Trung Quốc) không thực hiện, và các nước khác kiềm chế phản đối, thì điều đó dẫn đến giả thuyết rằng cộng đồng quốc tế đã ngầm chấp nhận.”

Trong khi đó, chuyên gia luật tại Đại học Philippines, ông Jay Batongbacal nói rằng Trung Quốc và Philippines vốn sốt sắng cải thiện quan hệ, đã tự lựa chọn không thảo luận về phán quyết này trong các diễn đàn song phương và đa phương.

Nhận định thêm về điểm này, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở Washington, bà Bonnie Glaser nói rằng sự thay đổi chính sách của Tổng thống Duterte đã buộc các nước khác phải hành động theo Manila. 

Ông Batongbacal cho rằng Trung Quốc hiểu rõ rằng một vụ kiện pháp lý thứ 2 từ một nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, là “một mối đe dọa thực sự không thể xem nhẹ.”

Theo chuyên gia pháp lý này, Bắc Kinh đang có bước đi để tránh xảy ra nguy cơ này, đồng thời nỗ lực tiến hành các hoạt động quân sự ở Biển Đông để nhằm “chứng tỏ sự khó khăn hoặc việc không thể yêu cầu Trung Quốc thoái lui khỏi những tuyên bố chủ quyền rộng lớn của mình.”

Về phía Trung Quốc, giới chuyên gia nước này nói rằng sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh đã khiến các quốc gia Đông Nam Á phải im lặng, song căng thẳng có thể bùng phát nếu họ chọc giận sự hào phóng của Bắc Kinh./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.