Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc thăm Panmunjom động viên binh sỹ

Chuyến thăm của ông Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tới Khu vực an ninh chung tại Khu phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol thực hiện chuyến thăm Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc thăm Panmunjom động viên binh sỹ ảnh 1Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup. (Nguồn: tellerreport.com)

Ngày 25/4, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup đã đến thăm làng đình chiến Panmunjom ở biên giới liên Triều để động viên binh lính Hàn Quốc và Mỹ đóng quân ở đó.

Chuyến thăm của ông Lee tới Khu vực an ninh chung tại Khu phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol tới Washington để thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập liên minh song phương.

Ông Lee nói: "Mỗi người trong số các bạn kề vai sát cánh duy trì tư thế phòng thủ chung tượng trưng cho liên minh Hàn Quốc-Mỹ. Dựa trên tình bạn thân thiết, tôi hy vọng các bạn sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo để xây dựng 70 năm tiếp theo của liên minh."

Vào ngày 26/4, (theo giờ Mỹ), ông Yoon và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh, nơi các nỗ lực răn đe chung chống lại các mối đe dọa của Triều Tiên dự kiến sẽ được thể hiện nổi bật.

[LHQ nối lại chương trình du lịch thăm quan làng đình chiến Panmunjom]

Panmunjom là một ngôi làng nông nghiệp ở phía Tây Bắc tỉnh Gyeonggi thuộc Khu phi quân sự (DMZ) tại Hàn Quốc. Hiện Bàn Môn Điếm vẫn đóng vai trò như “Cột mốc số 0” của Bán đảo Triều Tiên trong suốt 7 thập kỷ qua.

Ban đầu, phòng họp ở Bàn Môn Điếm chỉ là một chiếc lều tồi tàn. Sau khi có lệnh ngừng bắn, các tòa nhà mới bắt đầu được xây dựng, gồm cả Hội trường của Ủy ban đình chiến quân sự Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc và Ủy ban giám sát các quốc gia trung lập Liên hợp quốc.

Trong các năm 1965 và 1969, các tòa nhà lớn như: Ngôi nhà tự do, Panmungak (bên phía Triều Tiên) cũng lần lượt được xây dựng. Vào những năm 1980, khi đối thoại giữa hai miền Triều Tiên được tiến hành thường xuyên hơn, Ngôi nhà Hòa Bình và Lầu gác Thống nhất (Tongilgak) được xây dựng để làm địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán giữa hai miền./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.