Trong giai đoạn 1, từ nay đến năm 2020, song song với chiến lược phát triểnbóng đá phong trào sẽ chú trọng đào tạo vận động viên trẻ, phát triển các câu lạcbộ chuyên nghiệp…
Thời gian này, Việt Nam hướng tới mục tiêu nâng cao và cải thiện thành tích của các độituyển quốc gia, phấn đấu đoạt ngôi vô địch AFF Cup hoặc SEA Games (từ 2-3 lần),đứng trong tốp 15 châu Á (với bóng đá nam), xếp thứ 6-7 châu Á (với bóng đá nữ);vượt qua vòng loại thứ 3 World Cup khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Giai đoạn 2, từ năm 2021 đến năm 2030, bóng đá Việt Nam hướng tới mục tiêu đứngtốp 10 châu Á đối với bóng đá nam và tốp 5 châu Á đối với bóng đá nữ. Các vậnđộng viên trẻ được đào tạo bàn bản, tập trung tại các Học viện bóng đá, trungtâm đào tạo bóng đá trẻ, cơ cấu tổ chức vững mạnh, tự chủ kinh phí hoạt động đốivới Liên Đoàn bóng đá Việt Nam và cả với các câu lạc bộ.
Để thực hiện các mục tiêu trên, ngành thể thao đề ra 7 nhiệm vụ lớn để tậptrung thực hiện, gồm: nâng cao chất lượng các đội tuyển quốc gia nam và nữ; pháttriển bóng đá chuyên nghiệp; tập trung nâng cao chất lượng các giải bóng đá vôđịch quốc gia và các giải khác trong hệ thống thi đấu quốc gia; quy hoạch đàotạo vận động viên năng khiếu, vận động viên bóng đá trẻ; phát triển bóng đáphong trào; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý, điều hành,tổ chức hoạt động bóng đá.
Tại cuộc hội thảo, nhiều chuyên gia cũng như người hâm mộ đánh giá cao việc Việt Nam có mộttầm nhìn, chiến lược dài hơi bài bản cho nền bóng đá.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị những việc làm cấp bách là cần phải tạo ramôi trường thuận lợi, lành mạnh để phát triển công tác đào tạo vận động viêntrẻ, phát triển và nâng cao chất lượng bóng đá học đường, bóng đá phong trào.
Trong giai đoạn trước mắt cần phải tăng cường đổi mới công tác quản lýbóng đá, quản lý kinh doanh bóng đá, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các giảiđấu quốc gia.../.