Ngày 14/10, các nhà khoa học Brazil công bố phát hiện về một loài bò sát cổ đại mới, có thể giúp giải thích về sự phát triển của loài khủng long.
Các nhà khoa học cho biết đã xác định một hóa thạch, có niên đại khoảng 237 triệu năm tuổi (tức là từ kỷ Tam Điệp), là một loài silesaurid mới, một nhóm bò sát đã tuyệt chủng.
Loài bò sát bốn chân này có kích thước gần bằng một con chó nhỏ, có đuôi dài, tức dài khoảng 1 mét và nặng từ 3-6kg và sinh sống trên vùng đất ngày nay là miền Nam Brazil trong môi trường nóng hơn nhiều so với hiện nay.
Đáng chú ý, việc loài bò sát này tồn tại từ thời điểm khủng long cũng như động vật có vú, cá sấu, rùa và ếch lần đầu tiên xuất hiện, khiến các nhà cổ sinh vật học đặt ra câu hỏi liệu loài silesaurid này là khủng long thực sự hay là tiền thân của những sinh vật từng thống trị Trái Đất.
Tác giả báo cáo công bố trên tạp chí khoa học Gondwana Research, nhà cổ sinh vật học Rodrigo Temp Müller cho biết: "Phần quan trọng nhất của phát hiện này là tuổi của nó… Hóa thạch có nguồn gốc quá cổ đại do đó cung cấp cho chúng ta manh mối về cách khủng long xuất hiện."
Hóa thạch này được đặt tên là Gondwanax paraisensis, được tìm thấy năm 2014 ở thị trấn Paraiso do Sul ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil./.
Hóa thạch nửa tỷ năm tuổi giải mã bí ẩn về sự tiến hóa của loài chân đốt
Một hóa thạch ấu trùng 520 triệu năm, nhỏ bằng hạt vừng nhưng còn nguyên não và ruột đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu những dữ liệu quý hiếm về một trong những tổ tiên sớm nhất của loài chân đốt.