Sự kiện này được coi là bước tiến mới trong quá trình hàn gắn và tạo ra luồngsinh khí cho mối quan hệ song phương có phần lạnh nhạt sau vụ công dân Pháp bịkết án vì vi phạm pháp luật quốc gia Trung Mỹ này.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Pena Nieto nêu rõ Hội đồng Chiến lượcMexico-Pháp là một phần trong thỏa thuận chính trị mà lãnh đạo hai nước đạt đượcnhằm khôi phục quan hệ song phương. Ông nhấn mạnh đây là một không gian dành chođối thoại và tìm kiếm những sáng kiến mới, lĩnh vực hợp tác mới nhằm củng cố vàphát triển sâu rộng hơn mối quan hệ toàn diện truyền thống và đối tác chiến lượcsong phương.
Theo thỏa thuận, hội đồng trên do cựu Đại sứ Pháp Philippe Faure và cựu Ngoạitrưởng Mexico Jorge Castaneda đồng Chủ tịch, gồm 27 thành viên, đại diện cho cáctập đoàn lớn của Pháp như Tập đoàn Không gian vũ trụ EADS, Công ty điều hành vậntải công cộng RAFT, Công ty năng lượng GDF Suez, Tập đoàn thực phẩm Danone. Vềphía Mexico, có sự góp mặt của giới lãnh đạo Đài truyền hình Televisa và cáchãng hàng không Aeromexico và Interjet.
Chuyến thăm Mexico hai ngày của Ngoại trưởng Fabius tập trung chủ yếu vào việctái khởi động tiến trình trao đổi thương mại, đặc biệt là xuất khẩu và đầu tưgiữa hai nền kinh tế trong phạm vi quan hệ giữa Mexico và Liên minh châu Âu.
Trong nhiều năm qua, trao đổi thương mại song phương có chiều hướng tăng nhẹ.Kim ngạch hai chiều trong năm 2012 đạt 3,4 tỷ euro, tăng 6,2% so với năm 2011.Hiện Mexico là đối tác thương mại thứ 4 của Pháp trong số các nước châu Mỹ,trong khi đó luồng vốn đầu tư của Paris đổ vào quốc gia Mỹ Latinh này lên tới 3tỷ euro với sự hiện diện của 400 doanh nghiệp, sử dụng 90.000 lao động địaphương.
Quan hệ ngoại giao Pháp-Mexico gặp sự cố kể từ năm 2005 sau khi công dân ngườiPháp Florence Cassez bị kết án 60 năm tù giam vì liên quan đến băng nhóm tộiphạm do một người Mexico cầm đầu. Bà Cassez đã được trả tự do và quay trở vềPháp sau 7 năm thụ án tại Mexico.
Tuy nhiên, sóng gió trong quan hệ song phương chưa chấm dứt khi Mexico khôngtham gia các sự kiện văn hóa "Năm Mexico" tại Pháp vào năm 2011 nhằm phản đối ýđịnh của Chính quyền Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy khi đó tôn vinh bà Casseznhân sự kiện văn hóa này./.