Các cuộc đàm phán tiếp theo đối với Triều Tiên sẽ là gì?

Tạp chí The Diplomat vừa đăng bài viết của tác giả Kan Kimura - giáo sư tại Đại học Kobe (Nhật Bản) - với tiêu đề "Các cuộc đàm phán tiếp theo đối với Triều Tiên sẽ là gì?"
Các cuộc đàm phán tiếp theo đối với Triều Tiên sẽ là gì? ảnh 1(Nguồn: Reuters)

Tạp chí The Diplomat vừa đăng bài viết của tác giả Kan Kimura - giáo sư tại Đại học Kobe (Nhật Bản) - với tiêu đề "Các cuộc đàm phán tiếp theo đối với Triều Tiên sẽ là gì?"

Bài báo nhắc lại rằng ngày 12/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau tại Singapore. Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên kể từ khi thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vào năm 1948.

Hội nghị này có hai điểm nhấn. Thứ nhất là các vấn đề liên quan đến việc loại bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Thứ hai là vấn đề kết thúc chiến tranh Triều Tiên diễn ra năm 1950 và làm thế nào để đảm bảo hòa bình, ổn định tại Bán đảo Triều Tiên.

Hai điểm nhấn này xuất hiện lần đầu tiên về cơ bản là khác nhau, nhưng thực chất lại là hai mặt của cùng một vấn đề ở Triều Tiên. Đó là việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân - một biện pháp mà nước này cho rằng có thể chống lại liên minh Mỹ-Hàn Quốc sau chiến tranh và duy trì chế độ.

Trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore là việc hai bên đề xuất những giải pháp cụ thể. Đối với Triều Tiên là lộ trình cụ thể để loại bỏ vũ khí hạt nhân; đối với Mỹ là các biện pháp cụ thể đảm bảo cho chế độ của Bình Nhưỡng. Triều Tiên đang bị rơi vào một tình huống khó khăn.

Đó là nếu nước này từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt mà không có biện pháp hiệu quả để đảm bảo chế độ, như vậy một khi Mỹ đột nhiên thay đổi chính sách, Triều Tiên sẽ phải đối mặt với áp lực mà không có biện pháp đối phó. Điều này giải thích tại sao Bình Nhưỡng phản ứng rất nhạy cảm với đề xuất của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton về mô hình Libya trong quá trình đàm phán.

[Phi hạt nhân hóa: Điều gì có thể xảy ra tiếp theo với Triều Tiên?]

Mỹ yêu cầu Triều Tiên thực hiện phi hạt nhân hóa với phương châm “phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (CVID),” trong khi Triều Tiên yêu cầu Mỹ cung cấp một giải pháp “bảo đảm an ninh hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (CVISA)."

Cộng đồng quốc tế có kinh nghiệm đáng kể với CVID. Nhưng CVISA là gì? Làm thế nào để cụ thể hóa? Nếu một quốc gia đã thực sự từ bỏ vũ khí hạt nhân và chương trình vũ khí hạt nhân, quốc gia đó sẽ không thể dễ dàng khởi động lại.

Chính vì vậy, trong quá trình đàm phán, quốc gia cam kết loại bỏ vũ khí hạt nhân có thể có xu hướng hoài nghi và từ bỏ đàm phán. Việc đàm phán với Triều Tiên nếu thất bại, nguyên nhân không chỉ do phía Triều Tiên - quốc gia độc tài hay thay đổi.

Các biện pháp cụ thể của CVISA mà cộng đồng quốc tế, bao gồm Mỹ, có thể đưa ra cho Triều Tiên, vốn là những giải pháp dễ dẫn tới hoài nghi rằng cộng đồng quốc tế sẽ ngay lập tức tiêu diệt nước này, thì vô cùng hạn chế.

Trên thực tế, mô hình Libya đã chứng minh rằng việc khôi phục các mối quan hệ và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế không đảm bảo sự tồn tại của chế độ. Cũng không rõ làm thế nào để thực hiện các hiệp định không xâm phạm lẫn nhau giữa Mỹ và Triều Tiên, vì áp lực quân sự và các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể được khôi phục bất cứ lúc nào.

Các cuộc đàm phán tiếp theo đối với Triều Tiên sẽ là gì? ảnh 2Cơ sở hạt nhân Yongbyon ở Triều Tiên. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trên thực tế, chỉ có hai cách để làm cho một đất nước như Triều Tiên từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đầu tiên là biện pháp sử dụng vũ lực nếu đàm phán thất bại. Đây là hướng mà Mỹ cùng đồng minh từng thực hiện trong quá khứ. Mỹ cùng đồng minh đã mở rộng biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, đồng thời sử dụng hiệu quả cơ chế của Liên hợp quốc, thuyết phục được cả những nước được coi là đồng minh truyền thống của Triều Tiên tham gia là Trung Quốc và Nga.

Nếu Triều Tiên thay đổi chính sách nhằm xoa dịu căng thẳng, giảm bớt các áp lực trước tình trạng khó khăn về kinh tế, có thể lập luận rằng những nỗ lực của Mỹ và đồng minh đã đạt kết quả.

Tuy nhiên, có một quan điểm khác là Triều Tiên quyết định đàm phán với Mỹ không phải vì các biện pháp trừng phạt, mà bởi vì nước này đã hoàn thành phát triển vũ khí hạt nhân và chứng tỏ được khả năng của mình. Như vậy, ngay cả khi biện pháp trừng phạt đã có hiệu lực, tình hình sau hội nghị thượng đỉnh sẽ có diễn biến rất phức tạp.

Tổng thống Mỹ Trump tự hào tuyên bố cuộc họp thành công và thông báo rằng Mỹ sẽ hủy bỏ việc diễn tập quân sự với Hàn Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc và Hàn Quốc đã gợi ý rằng họ có thể giảm bớt trừng phạt. Áp lực kinh tế đối với Triều Tiên có thể dễ dàng được cởi bỏ một phần.

Lệnh trừng phạt mà Mỹ và các nước áp dụng cho Triều Tiên, không thể buộc Bình Nhưỡng thực hiện CVID. Điều mà Mỹ và cộng đồng quốc tế phải làm là hành động thực tế để thuyết phục một Triều Tiên luôn hoài nghi. Để làm được điều đó, cộng đồng quốc tế phải tích cực đàm phán với Triều Tiên, từng bước đạt được những thỏa thuận nhỏ.

Liệu Mỹ có sẵn sàng xây dựng niềm tin với Triều Tiên? Đây là con đường mà nước này phải thực hiện với sự hợp tác của cộng đồng quốc tế. Vậy liệu Trump có thể thực hiện được điều đó khi tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran ngay trong quá trình đàm phán với Triều Tiên? Dường như có một con đường dài phía trước cho một vị tổng thống Mỹ nóng tính - người đã mở chiếc hộp đàm phán Pandora với Triều Tiên./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.