Kết quả một công trìnhnghiên cứu đánh giá toàn diện tác động của biến đổi khí hậu đối với các dòngsông băng trên dãy Himalaya cho thấy diện tích các dòng sông băng này đã giảm20% so với thời điểm cách đây 30 năm.
Theo kết quả nghiên cứu được Trung tâmPhát triển Vùng núi quốc tế (ICIMOD) công bố bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ17 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP - 17) đang diễn ở Nam Phi, trong30 năm qua, diện tích các dòng sông băng ở Nepal giảm 21%, ở Butan giảm 22%.Trong đó, thời kỳ có tốc độ tan băng nhanh nhất là từ năm 2002-2005.
Đây làkết quả công trình nghiên cứu được ICIMOD tiến hành trong 3 năm tại 10 dòng sôngbăng ở Himalaya.
Trước đó, một công trình nghiên cứu khác cũng cho thấy diệntích bao phủ tuyết trên dãy Himalaya đã giảm đáng kể.
Phát biểu với báo giới nhânsự kiện công bố các kết quả nghiên cứu trên, người đứng đầu Ủy ban liên chínhphủ về biến đổi khí hậu (IPCC), ông Rajendra Pachauri, chorằng báo báo của ICIMOD đã cung cấp những thông tin nền tảng và chi tiết mớigiúp con người hiểu rõ hơn về tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra tại mộttrong những vùng có hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.
Theo ôngPachauri, báo cáo cũng giúp thế giới hiểu rõ hơn về tình trạng của các dòng sôngbăng trên dãy Himalaya và những hành động cần thực hiện nhằm giúp khu vực nàyứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo nhận định của giới khoa học, tìnhtrạng băng tan nhanh tại Himalaya sẽ gây ra những tác động rất lớn vì khu vựcnày cung cấp lương thực và năng lượng cho khoảng 1,3 tỷ người sinh sống tại cácvùng hạ lưu.
Ngoài ra, băng tan cũng sẽ tạo ra các hồ nước lớn ở các vùng hạ lưuvà làm tăng mực nước biển.
Các nhà khoa học cảnh báo với tốc độ băng tan nhưhiện nay, các dòng sông băng ở Himalaya sẽ có nguy cơ biến mất trong vài thậpniên tới và gây ra hạn hán trên diện rộng ở châu Á./.
Theo kết quả nghiên cứu được Trung tâmPhát triển Vùng núi quốc tế (ICIMOD) công bố bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ17 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP - 17) đang diễn ở Nam Phi, trong30 năm qua, diện tích các dòng sông băng ở Nepal giảm 21%, ở Butan giảm 22%.Trong đó, thời kỳ có tốc độ tan băng nhanh nhất là từ năm 2002-2005.
Đây làkết quả công trình nghiên cứu được ICIMOD tiến hành trong 3 năm tại 10 dòng sôngbăng ở Himalaya.
Trước đó, một công trình nghiên cứu khác cũng cho thấy diệntích bao phủ tuyết trên dãy Himalaya đã giảm đáng kể.
Phát biểu với báo giới nhânsự kiện công bố các kết quả nghiên cứu trên, người đứng đầu Ủy ban liên chínhphủ về biến đổi khí hậu (IPCC), ông Rajendra Pachauri, chorằng báo báo của ICIMOD đã cung cấp những thông tin nền tảng và chi tiết mớigiúp con người hiểu rõ hơn về tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra tại mộttrong những vùng có hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.
Theo ôngPachauri, báo cáo cũng giúp thế giới hiểu rõ hơn về tình trạng của các dòng sôngbăng trên dãy Himalaya và những hành động cần thực hiện nhằm giúp khu vực nàyứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo nhận định của giới khoa học, tìnhtrạng băng tan nhanh tại Himalaya sẽ gây ra những tác động rất lớn vì khu vựcnày cung cấp lương thực và năng lượng cho khoảng 1,3 tỷ người sinh sống tại cácvùng hạ lưu.
Ngoài ra, băng tan cũng sẽ tạo ra các hồ nước lớn ở các vùng hạ lưuvà làm tăng mực nước biển.
Các nhà khoa học cảnh báo với tốc độ băng tan nhưhiện nay, các dòng sông băng ở Himalaya sẽ có nguy cơ biến mất trong vài thậpniên tới và gây ra hạn hán trên diện rộng ở châu Á./.
(TTXVN/Vietnam+)