Các thủy vực nước ngọt ở châu Âu đang đối mặt nguy cơ nghiêm trọng

Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm trong khi hiện tượng biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm sức ép lên các nguồn nước vốn đang cung cấp cho khoảng nửa tỷ cư dân ở châu Âu.
Các nhà khoa học kêu gọi Liên minh châu Âu tăng cường nỗ lực để đảm bảo sự đa dạng nước ngọt. (Nguồn: Shutterstoc)
Các nhà khoa học kêu gọi Liên minh châu Âu tăng cường nỗ lực để đảm bảo sự đa dạng nước ngọt. (Nguồn: Shutterstoc)

Hơn 5.000 nhà khoa học đã tham gia ký bức thư ngỏ, trong đó cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt mối đe dọa nghiêm trọng về đa dạng sinh học ở các thủy vực nước ngọt và cần nỗ lực nhiều hơn trong việc bảo vệ các con sông và ao hồ.

Trước đó, Cơ quan Môi trường Liên minh châu Âu (EEA) đã công bố báo cáo phản ánh thực trạng gần 2/3 lượng nước ngọt trên lục địa này không còn an toàn.

Các nhà khoa học kêu gọi EU tăng cường các nỗ lực nhằm đảm bảo tính đa dạng của nguồn nước ngọt.

Theo quan sát của Ủy ban liên chính phủ về dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học (IPBES), việc con người cố theo đuổi mục đích tăng trưởng kinh sẽ khiến cho hơn một triệu loài sinh vật trên toàn cầu, đặc biệt là các loài thủy sinh nước ngọt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

[IPCC: Tình trạng nóng lên toàn cầu đang hủy hoại các đại dương]

Chỉ trong vài thập kỷ vừa qua, số lượng các quần thể này trên toàn cầu đã suy giảm xuống mức 83%.

Nước ngọt cũng có nguy cơ trở thành một nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm khi hiện tượng biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm sức ép lên các nguồn nước vốn đang cung cấp cho khoảng nửa tỷ cư dân ở châu Âu.

Trong đó, gần một nửa cư dân khu vực Địa Trung Hải đã phải chứng kiến tình trạng khí hậu khô hạn trong những mùa Hè vừa qua.

EU đã ban hành Chỉ thị khung về Nước từ năm 2010 nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước, song việc triển khai đến nay vẫn khá mờ nhạt.

Tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen gần đây cam sẽ bảo vệ sự đa dạng sinh học trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh của EU, một kế hoạch đầy tham vọng nhằm đưa châu Âu trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới có khí hậu ổn định vào năm 2050./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục