Căng thẳng gia tăng, EU và Trung Quốc tổ chức hội nghị trực tuyến

EU sẽ thảo luận về COVID-19 với các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc sau khi nước này không hài lòng về nhận định cho rằng Bắc Kinh không cung cấp thông tin chính xác về dịch COVID-19.
Căng thẳng gia tăng, EU và Trung Quốc tổ chức hội nghị trực tuyến ảnh 1(Nguồn: aa.com.tr)

Các lãnh đạo Trung Quốc và quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) ngày 22/6 đã tổ chức một hội nghị trực tuyến nhằm thảo luận một loạt vấn đề song phương, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên ngày càng gia tăng liên quan đến các mức thuế mới của EU nhắm vào các doanh nghiệp Trung Quốc.

Người đứng đầu các cơ quan chủ chốt của EU sẽ thảo luận về đại dịch COVID-19 với các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc sau khi nước này không hài lòng về nhận định của Brussels cho rằng Bắc Kinh không cung cấp thông tin chính xác về dịch COVID-19.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đại diện cho phía EU, trong khi đại diện chính của phía Trung Quốc là Thủ tướng Lý Khắc Cường.

[EU, Trung Quốc tăng cường hợp tác song phương và quốc tế]

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến có một bài phát biểu qua truyền hình.

Trung Quốc và EU đều mong muốn tăng cường quan hệ song phương, nhưng hai bên đang bất đồng về một loạt vấn đề từ các quy định về thương mại, đầu tư cho tới an ninh quốc gia.

Đại sứ Trung Quốc tại EU Zhang Ming tuần trước cho biết các cuộc đàm phán ngày 22/6 giữa Trung Quốc và EU là một cơ hội để đưa quan hệ song phương hiệu quả hơn và thực chất hơn bằng việc nắm bắt các cơ hội và giải quyết các thách thức.

Tuy vậy, ông Zhang Ming đã “phàn nàn” về kế hoạch của EU nhằm siết chặt các quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài được nhận nhiều trợ cấp của chính phủ, trong đó đặc biệt nhắm tới các công ty Trung Quốc, và cho rằng EU đã không thực hiện sự minh bạch - điều mà khối này đã kêu gọi các nước khác thực hiện.

Trước đó, EC thông báo có kế hoạch đưa ra quy định mới nhằm đảm bảo các doanh nghiệp nước ngoài nhận trợ cấp lớn của chính phủ sẽ không thể "bóp méo" sự cạnh tranh tại châu Âu.

Hiện có một mối quan ngại đặc biệt về việc các doanh nghiệp Trung Quốc đang tranh thủ mua lại những công ty châu Âu đang gặp khó khăn do cuộc suy thoái kinh tế vì ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19. 

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.