Canh tác càphê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Mặc dù năng suất càphê vẫn đảm bảo nhưng do canh tác theo phương pháp truyền thống dựa vào tự nhiên, tốn nhiều công chăm sóc, tưới nước, giá trị hạt càphê mang lại chưa cao.
Phần thi nhà nông liên kết hái cà phê tại đêm chung kết. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

Với chủ đề “Canh tác càphê thông minh,” hội thi “Nhà nông đua tài” nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột lần 7 năm 2019 vừa kết thúc với giải Nhất thuộc về đội Gia Lai, giải Nhì cho đội Kon Tum và giải Ba cho đội Lâm Đồng, Đắk Lắk.

Hội thi thu hút tám đội chơi là nông dân trồng, sản xuất, chế biến càphê đến từ các tỉnh Tây Nguyên và ba tỉnh là Sơn La, Quảng Trị và Bình Phước. Hội thi nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết về canh tác, sản xuất càphê, chế biến, thị trường tiêu thụ cũng như những chính sách liên quan đến sản xuất càphê. Kết quả, Ban tổ chức đã trao 

Tại hội thi, ông Trần Tuấn Anh, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết có 2ha càphê, năng suất đạt 3 tạ/ha. Mặc dù năng suất càphê vẫn đảm bảo nhưng do canh tác theo phương pháp truyền thống dựa vào tự nhiên, tốn nhiều công chăm sóc, tưới nước, giá trị hạt càphê mang lại chưa cao.

[Phát triển càphê đặc sản, nâng cao giá trị hạt càphê Việt Nam]

Đến với hội thi lần này, ông Tuấn Anh được tiếp thu thêm nhiều kiến thức về canh tác càphê thông minh, ứng dụng công nghệ cao của các nông dân các vùng trồng càphê, đặc biệt những chia sẻ kiến thức, cách áp dụng thành tựu khoa học và canh tác càphê do các chuyên gia, nhà khoa học...

Chị Hà Thị Thươi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, cho biết gia đình chị có 1ha trồng càphê chè, giống Catimor. Phần lớn diện tích càphê được trồng trên đất đồi dốc, nước tưới phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên năng suất rất thấp.

Tại Sơn La, xã Chiềng Ban (huyện Mai Sơn), xã Chiềng Cọ (thành phố Sơn La) đã áp dụng tưới nhỏ giọt vào trồng càphê đạt năng suất cao hơn. Đến với hội thi, các thành viên tham gia đã được học hỏi thêm kiến thức, tưới tiết kiệm cho càphê thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, cho biết: “Canh tác càphê thông minh là sự vận dụng khéo léo và phù hợp nhất các tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hiệu quả trong bất kỳ điều kiện sản xuất nào, hướng người nông dân đến hiểu kỹ thuật canh tác và biết canh tác một cách thông minh để ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập, hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục